Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đánh giá chương trình hạt nhân Iran, một trắc nghiệm về khả năng của CIA.

USA-THREATS



Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clappet (T) và giám đốc CIA John Brennan, tại Tiểu ban tình báo Thượng viện Mỹ, Washington, 12/03/2013
REUTERS


Từ nhiều năm qua, cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA đã bị chỉ trích mạnh mẽ là đánh giá sai hoàn toàn về hồ sơ hạt nhân của Irak.
 Giờ đây, uy tín của CIA lại đứng trước một thách thức mới : Đánh giá chương trình hạt nhân của Iran.

Cách nay 10 năm, trong nhiều tháng trước khi nhà độc tài Irak Saddam Hussein bị lật đổ, CIA và các cơ quan tình báo khác của Hoa Kỳ đều nhận định là chế độ Bagdad có trong tay vũ khí nguyên tử cũng như kho dự trữ vũ khí hóa học và sinh học.

Kết luận của các cơ quan tình báo này trùng hợp với nhận định của Nhà Trắng, theo đó, Saddam Hussein là một mối đe dọa và cần phải dùng vũ lực để đuổi cổ nhân vật này.

Thế nhưng, theo báo cáo điều tra chính thức Silberman-Robb (Thượng nghị sĩ Charles Robb và thẩm phán Laurence Silberman, đồng chủ tịch tiểu ban điều tra về khả năng tình báo của Hoa Kỳ liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt – tiểu ban này được thành lập vào tháng Hai năm 2004), thì các cơ quan tình báo Mỹ đã « hoàn toàn sai lầm trong hầu hết các đánh giá trước giai đoạn chiến tranh, về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Irak ».

Bản báo cáo kết quả điều tra về khả năng tình báo Mỹ, được công bố năm 2005, khẳng định : Thông tin thu thập được không chắc chắn, phân tích vội vàng, các kết luận dựa trên những giả thuyết sai lầm và không có bằng chứng. Đây là một trong những thất bại tình báo nổi tiếng nhất và gây thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử gần đây của Hoa Kỳ.

Ngày 20/03/2003, quân đội Mỹ chiếm đóng Irak nhưng không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Lý do chính mà Washington đưa ra để tấn công vũ trang Irak không có ý nghĩa và vô căn cứ. Sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế gia tăng.

Ông Brian Jenkins, chuyên gia ở viện nghiên cứu Hoa Kỳ Rand Corporation, nhấn mạnh là điều này đã làm tổn hại ghê gớm đến uy tín, tính khả tín của ngành tình báo Mỹ.

10 năm sau sự cố Irak, 16 cơ quan tình báo Mỹ đã tìm cách củng cố khả năng hợp tác trong việc thu thập thông tin và đưa ra những quy trình thẩm tra các phân tích.

Một cựu chuyên gia phân tích của CIA, ông Paul Pillar, hiện là giáo sư tại đại học Georgtown cho biết là CIA « đã rút các bài học » từ sau vụ này.

Đối với một số cựu điệp viên và dân biểu Mỹ, không chỉ có ngành tình báo phải chịu trách nhiệm về các sai lầm trong hồ sơ vũ khí hủy diệt của Irak.
Vào thời điểm đó, nhiều cộng sự thân cận của tổng thống George Bush cũng đã có sẵn những định kiến, bất kể nhận định của cơ quan tình báo như thế nào.

Theo giáo sư Paul Pillar, giới lãnh đạo chính trị Mỹ hầu như không sử dụng thông tin tình báo, chỉ trừ các thông tin hỗ trợ cho việc thúc đẩy tiến hành chiến tranh.

Theo các điều tra chính thức, hoạt động của ngành tình báo trong hồ sơ Irak không bị chính trị hóa, tuy nhiên, đây vẫn là chủ đề gây tranh luận.

10 năm sau, vào lúc này, Hoa Kỳ lại một lần nữa, phải đối mặt với chương trình hạt nhân tại Iran, nơi mà các thanh tra quốc tế đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy tham vọng của Teheran về một chương trình làm giầu uranium.

Khi cho rằng Teheran vẫn chưa quyết định có chế tạo vũ khí nguyên tử hay không, các cơ quan tình báo Mỹ đang phải đối mặt với một vấn đề hóc búa : Phân tích các ý đồ thực sự của giới lãnh đạo Iran, bởi vì cho đến nay, Teheran vẫn khẳng định không có ý định trang bị vũ khí nguyên tử.

Switch mode views: