Tổng thống Thein Sein công du châu Âu thúc đẩy hội nhập của Miến Điện
- Thứ Hai, 25 tháng Hai năm 2013 21:26
- Tác Giả: Đức Tâm
Tổng thống Miến Điện Thein Sein trong hội nghị thượng đỉnh ASEM tổ chức tại Lào ngày 06/11/2012.
Reuters/Damir Sagolj
Ngày hôm nay, 25/02/2013, Tổng thống Thein Sein rời Miến Điện bắt đầu chuyến công du nhiều nước châu Âu.
Đặc biệt, nguyên thủ Miến Điện sẽ tới Bruxelles, hội đàm với các quan chức cao cấp châu Âu.
Hoạt động ngoại giao này thể hiện một giai đoạn mới trong quá trình hội nhập quốc tế của Miến Điện.
Đây là lần đầu tiên, ông Thein Sein công du châu Âu trên cương vị Tổng thống Miến Điện. Sau khi thăm Na Uy, Tổng thống Miến Điện sang Phần Lan, Áo, Bỉ và Ý.
Theo các nguồn tin ngoại giao châu Âu, trong chuyến thăm Bruxelles, Tổng thống Thein Sein sẽ có các cuộc hội đàm với những quan chức cao cấp của châu Âu về nhiều chủ đề như nhân quyền, cải cách kinh tế, và tiến trình tái lập hòa bình ở phía bắc Miến Điện.
Ông Thein Sein, nguyên là tướng lãnh trong quân đội Miến Điện, từng đảm nhiệm chức Thủ tướng trong chế độ quân sự độc tài và được đánh giá là một nhân vật kín đáo, bảo thủ.
Thế nhưng, kể từ khi trở thành Tổng thống Miến Điện, lãnh đạo một chính phủ dân sự, từ tháng Ba năm 2011, ông Thein Sein đã làm cho tất cả mọi người ngạc nhiên, kẻ cả phe đối lập Miến Điện.
Trong một thời gian ngắn, ông đã cho thực hiện nhiều cải cách ngoạn mục như thả nhiều tù chính trị, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi sau 15 năm bị quản thúc tại gia được quyền tham gia tranh cử và trở thành dân biểu, bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí…
Do vậy, vào năm ngoái, Liên Hiệp Châu Âu đã đình chỉ tất cả các biện pháp trừng phạt Miến Điện, ngoại trừ việc cấm vận buôn bán vũ khí. Trong khi đó, Hoa Kỳ bãi bỏ hầu hết các biện pháp cấm vận về đầu tư và trao đổi thương mại.
Tuy nhiên, hiện nay, quốc tế đang gây áp lực, thúc đẩy Tổng thống Thein Sein tìm kiếm một giải pháp chính trị bền vững cho cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy thuộc sắc tộc Kachin, ở phía bắc Miến Điện.
Tổng thống Miến Điện cũng đã bị quốc tế chỉ trích mạnh mẽ sau khi để xẩy ra các bạo động giữa cộng đồng người Hồi giáo và Phật giáo, trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10/2012, ở miền tây nước này.
Tin mới
- Tranh chấp đất đai ở Miến Điện: một cảnh sát chết, hàng chục người bị thương - 27/02/2013 23:33
- Bị sa thải, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố vẫn đấu tranh cho dân chủ - 27/02/2013 22:55
- Đầu tư nước ngoài vào VN giảm mạnh - 27/02/2013 00:06
- Chuỗi nhà hàng KFC của Mỹ tẩy chay phần lớn gà Trung Quốc - 26/02/2013 23:22
- Khủng bố đưa ảnh 7 con tin Pháp lên internet - 26/02/2013 23:15
- Hàn Quốc đưa quần đảo tranh chấp với Nhật vào chương trình giáo dục - 26/02/2013 22:56
- Nam Phương chống kiểm duyệt : ''Biến cố chính trị lớn nhất'' từ 1989 - 26/02/2013 22:39
- Báo VN đề cao đợt thanh niên nhập ngũ - 26/02/2013 03:59
- Hội đồng Nhân quyền LHQ thảo luận tình hình Bắc Triều Tiên, Mali và Syria - 25/02/2013 22:25
- Tân Tổng thống Hàn Quốc: Định mệnh thăng trầm theo vận nước - 25/02/2013 21:34
Các tin khác
- Philippines lập quỹ bồi thường nạn nhân chế độ Marcos - 25/02/2013 18:33
- Ý bầu Quốc hội, cử tri lưỡng lự - 25/02/2013 03:04
- Hoa Kỳ triển khai radar phòng thủ tại Nhật để đối phó với Bắc Triều Tiên - 25/02/2013 02:49
- Hàng chục nghìn người Tây Ban Nha xuống đường chống chính sách khắc khổ - 25/02/2013 01:58
- Quốc hội Cuba bầu Chủ tịch nước - 25/02/2013 01:51
- Tỉ phú Ấn Độ trích 2,3 tỉ đô la để làm từ thiện - 25/02/2013 01:27
- Mỹ thả chuột tẩm thuốc xuống đảo Guam để diệt rắn - 24/02/2013 03:05
- Chuyên gia Mỹ quan tâm về máy bay không người lái của Trung Quốc - 24/02/2013 02:50
- Ý trước cuộc bầu cử Quốc hội đầy bất trắc - 23/02/2013 17:03
- Con rể nhà vua Tây Ban Nha ra tòa vì tội tham nhũng - 23/02/2013 16:56