Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thương mại : Donald Trump hoãn chiến với các đồng minh

trading

Ảnh tư liệu: Bãi xe hơi chủ yếu của châu Âu và Nhật Bản chờ nhập cảng Richmond, California hôm 23/05/2018.
AFP

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/05/2019 đã hoãn lại việc tăng thuế vào mặt hàng xe hơi của Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản trong vòng sáu tháng, để thương lượng về một hiệp ước thương mại trong lãnh vực này.

Ngay sau đó Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẵn sàng đàm phán với Washington.
Đang trong chiến tranh thương mại gay gắt với Trung Quốc, Donald Trump không chỉ tỏ hòa hoãn với đồng minh châu Âu và Nhật, mà cả với các nước láng giềng Bắc Mỹ.

Ông loan báo hủy bỏ thuế hải quan đánh vào thép, nhôm của Canada và Mêhicô, mở đường cho việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch giữa ba nước.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Tôi hân hạnh loan báo là chúng ta vừa đạt được một thỏa thuận với Canada và Mêhicô, chúng ta sẽ bán được sản phẩm vào các nước này mà không bị áp thuế ».

Thuế hải quan đánh vào thép và nhôm là trở ngại chính trong việc thực hiện hiệp ước mậu dịch (AEUMC) được ký vào mùa thu năm ngoái giữa Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô.
Ottawa đòi hỏi phải hủy bỏ, và tại Washington, phe Dân Chủ đã cảnh báo là sẽ từ chối thông qua nếu sắc thuế này vẫn được duy trì.

Theo văn bản chung cuộc, phía Mỹ đạt được cam kết là chỉ có nhôm, thép do các nước láng giềng sản xuất mới được nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ, Mêhicô và Canada không thể xuất qua Mỹ những mặt hàng kim loại từ một nước thứ ba.

Ông Donald Trump đã tăng thuế đánh vào thép lên 25%, và nhôm 10% để gây áp lực lên quá trình đàm phán, nhưng cho đến nay vẫn từ chối hủy bỏ. Canada đã có biện pháp trả đũa.

Tất cả các sắc thuế trên sẽ được dỡ bỏ trong hai ngày tới : hiệp định thương mại sẽ được Quốc Hội của ba nước thông qua.
Đây cũng là hồi kết của cuộc chiến thương mại do ông Trump gây ra với hai nước láng giềng, và Bắc Mỹ lại trở thành một khu vực tự do mậu dịch như trước đây.


Switch mode views: