Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt – Nhật ký thỏa thuận mua bán khí đốt khai thác ở Biển Đông

south china sea claims map

Đòi hỏi chủ quyền của các nước ven Biển Đông.
(@wikipedia.org)

Theo hãng tin Reuters, hôm nay 01/08/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PetroVietnam thông báo đã ký thỏa thuận mua bán với hai công ty Nhật khai thác khí đốt tại Biển Đông.

Thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh Bắc Kinh thường xuyên gây áp lực với các đối tác nước ngoài của Việt Nam muốn tham gia một số dự án khai thác dầu ở Việt Nam và sản xuất dầu khí của Việt Nam có xu hướng sụt giảm.

Thỏa thuận được ký ngày hôm qua 31/07, tại Hà Nội, sẽ cho phép bắt đầu từ quý 3 năm 2020, khai thác thương mại sản phẩm của hai giếng khí đốt nằm cách bờ biển Việt Nam 300 km có tên gọi là Sao Vàng- Đại Nguyệt trong khu vực mỏ Nam Côn Sơn, ngoài khơi thành phố Vũng Tàu.

Dự án khai thác này do hai công ty Nhật góp vốn đầu tư khai thác được khởi công từ tháng 3 năm nay.
Cụ thể công ty Idemitsu Kosan góp vốn đầu tư 43,08%, Teikoku Oil chiếm 36,92%, phần góp vốn còn lại thuộc Tập đoàn Dầu khi Việt Nam là 20%.
 Dự án khai thác khu mỏ này đã được khởi công từ tháng 3/2018.

    Đọc thêm : Biển Đông : Việt Nam dừng thêm một dự án dầu khí vì sức ép từ Bắc Kinh

Reuter trích dẫn một quan chức PetroVietnam dấu tên cho biết « việc khởi động dự án (với Nhật Bản) này là rất quan trọng vì các hoạt động thăm dò và sản xuất dầu đã giảm trong những năm qua do các căng thẳng tại Biển Đông, do chiến dịch bài trừ tham nhũng đang tiến hành và do giá dầu thô vẫn duy trì ở mức thấp ».

Tháng Tư vừa qua, PetroVietnam đã có báo cáo về việc tình hình căng thẳng tại Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động thăm dò và sản xuất dầu của Việt Nam trong năm nay.
Trước đó, hồi tháng Ba, tập đoàn Việt Nam cũng đã phải ngừng một dự án khai thác dầu với công ty Tây Ban Nha Repsol do sức ép của Trung Quốc.

Khu mỏ Sao vàng- Đại Nguyệt không nằm trong vùng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, nhưng gần sát « với đường 9 đoạn » mà Trung Quốc vẽ nên để đòi hỏi gần như toàn bộ chủ quyền ở Biển Đông.

Switch mode views: