Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 4-02-2016

Nhật ký trong tù của nhà báo Trung Quốc bị bắt cóc

jiajia-kygia
Giả Hà (Jia Jia), nhà báo Trung Quốc bị chính quyền bắt cóc tại sân bay Bắc Kinh ngày 15/03/2016.
Ảnh : Amnesty International

Sau vài ngày bặt vô âm tín, nhà báo Giả Hà (Jia Jia) được trả tự do.
Nhưng cựu đồng nghiệp Ôn Đào (Wen Tao) lại không gặp may như vậy. Ông bị cầm tù ba tháng trong năm 2011, mà vẫn không rõ lý do bị bắt giữ.

Một phần nhật ký trong tù của phóng viên Ôn Đào được đăng trên website Vị Tân (Wei Xin), Trung Quốc, ngày 21/03 và được tuần báo Le Courrier International trích dịch trong số 1326 (31/03-06/04/2016).

Ngày 03/04/2011, nhà báo Ôn Đào bị bắt cóc ngay giữa thủ đô Bắc Kinh.
Theo thông tin của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Ôn Đào lúc đó 38 tuổi, là người gốc Tứ Xuyên, bị sa thải khỏi tờ Global Times, ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời Báo, do viết bài về nghệ sĩ Ngải Vị Vị.

Sau khi bị đánh, nhà báo bị giam trong một căn phòng nhỏ xíu, cửa sổ duy nhất bị các tấm rèm dầy cộp che khuất.
Trong suốt ba tháng bị giam giữ, nhà báo trẻ không bị tra tấn, nhưng phải tuân thủ một loạt quy định.
Ôn Đào bị còng một tay vào chiếc ghế và phải lôi theo mỗi khi di chuyển, từ đi vệ sinh đến cả lúc ngủ.

Ông hài hước viết : « Quên mất, tôi còn không được tắm rửa từ lúc tôi bị bắt vào đầu mùa xuân đến giữa mùa hè ; phòng giam bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Khi tôi nhìn thấy vẻ mặt nhăn nhó khó chịu của quản ngục mới thay thế người cũ, tôi chỉ biết tự thương hại mình ».

Suốt 3 tháng giam giữ, nhà báo Ôn Đào chỉ muốn biết « điểm buộc tội » để được chuyển sang một nhà tù khác, theo đúng luật pháp.
Như vậy, ông mới có thể được một luật sư hỗ trợ và gặp lại gia đình. Song, ông thậm chí không có quyền được coi là một « nghi can ».

Bỏ mặc lời thỉnh cầu của Ôn Đào, ban quản lý không thông tin cho gia đình nhà báo. Sau này, ông mới biết gia đình và bạn bè đi tìm khắp nơi, báo cho cảnh sát khu vực nơi ông mất tích và nơi ông sinh sống.
Thế nhưng, cảnh sát chẳng mảy may lập hồ sơ, chứ không nói đến chuyện hỗ trợ.

 Cha ông Ôn Đào đệ đơn kiện lên các cơ quan có thẩm quyền thành phố song bị ghi vào danh sách « những phần tử có nguy cơ gây rối ».

Không một văn bản pháp lý nào giải thích việc ông bị bắt cũng như khi ông được trả tự do.
Họ bắt nhà báo phải ký và điểm chỉ vào một bản cam kết sẽ không liên lạc với người này hay người kia, đồng thời không được tiết lộ thông tin về điều kiện giam giữ ông.

Ông viết : « Trước sự kiện này, tôi có một công việc đáng được trân trọng, những mối quan hệ không có gì để giấu. Tôi cho rằng mình có một cuộc sống cá nhân và xã hội hoàn toàn tôn trọng luật pháp, vậy mà bỗng nhiên tôi bị bắt cóc và giam giữ.

Điều ngạc nhiên là trong suốt 83 ngày không một cá nhân hay một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm (cho dù là tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo !) ».

Khi được một nhà báo Mỹ hỏi liệu ông có phải là một « nhà ly khai » không, nhà báo Ôn Đào cho rằng khó trả lời được câu hỏi này. Vì ý nghĩa của cụm từ « ly khai » quá rộng, dù vẫn thường được hiểu theo khía cạnh chính trị.

Còn Ôn Đào muốn phân tích cụm từ trên theo khía cạnh triết học. Ông cũng muốn cụm từ này được "đưa vào từ điển pháp luật và hành chính, và được định nghĩa rõ ràng hơn để chí ít cũng hiểu được nguyên nhân các trường hợp mất tích thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc".

Bắc Cực, miếng mồi tranh giành giữa Na Uy, Nga, Mỹ, Canada

Na Uy, Đan Mạch, Nga, Mỹ và Canada đều muốn giành phần tại Bắc Cực.
Khu vực phủ đầy băng tuyết chứa tới 535 tỉ đô la dầu nằm dưới đáy biển Barents, nếu tính với giá 50 đô la/thùng dầu ; khoảng 30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu lửa chưa được phát hiện trên toàn thế giới được dự đoán nằm tại Bắc Cực.

Theo đặc phái viên tuần báo Le Point (số 2273, ra ngày 31/03/2016), hiện tượng Trái Đất ấm lên khiến băng tan càng làm các nước quanh Bắc Cực muốn độc chiếm nguồn tài nguyên dồi dào và mở rộng lãnh thổ.

Nga tái quân sự hóa Bắc Cực

Bắt đầu là Nga, nước có đường bờ biển dài nhất hướng ra Bắc Cực.
Ngay từ năm 2013, tổng thống Vladimir Putin tuyên bố trước một số tướng lĩnh thân cận :  ''Chúng ta sẽ trở lại Bắc Cực và chúng ta có mọi phương tiện cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia '', với số lượng tầu phá băng gấp hai đến ba lần tổng số tầu của các nước quanh khu vực.

Chiến dịch tái quân sự hóa phương bắc của Nga được bắt đầu bằng việc điều quân nhân, xây dựng căn cứ mới, thiết lập 13 sân bay (trên các đảo Kotelny thuộc Tân Siberi và đảo Alexandra thuộc quần đảo Sedov thuộc các Vùng đất phía Bắc), triển khai hệ thống chống tên lửa tại nhiều địa điểm và lập khoảng 10 trạm radar (trên đảo Wrangel, ở mũi Schmidt hay Olenegorsk, trên bán đảo Kola nằm sát Na Uy), tăng gấp 3 lần số lượng chuyến bay quân sự nối liền vùng Baltic và Bắc Cực, tập dượt chống khủng bố tại Novaya Zemlya (tạm dịch là « Vùng Đất Mới » thuộc Nga)…

Đặc biệt là cuộc tập trận « Vostok 2014 » có quy mô lớn nhất từ thời Liên Bang Xô Viết tan rã, với khoảng 100.000 quân nhân, hơn 1.500 xe tăng, 120 máy bay, 5.000 khẩu pháo, 70 chiến hạm…

Thế nhưng, một cố vấn quân sự của tổng thống Nga khẳng định : « Mục đích của Nga không phải quân sự hóa Bắc Băng Dương… mà chỉ lập các trung tâm cứu hộ.
Nếu quân đội được kêu gọi tham gia, đó là vì lực lượng này có kinh nghiệm trong môi trường Bắc Cực ».

Phản ứng của các nước lân cận

Bốn quốc gia nằm cạnh Bắc Cực cũng nhanh chóng phản ứng trước bối cảnh Nga tăng cường hiện diện quân sự.

Hoa Kỳ tăng cường theo dõi bằng vệ tinh, điều tầu ngầm hạt nhân về phía Bắc Băng Dương.
Tổng thống Obama từng thông báo đặt sản xuất một chiếc tầu phá băng mới, sự kiện mà 3 thập kỷ nay chưa hề xảy ra.
Thậm chí, căn cứ quân sự Mỹ ở Keflavik (Island), bị đóng cửa từ hàng chục năm nay, cũng được mở cửa trở lại.

Để phản đối các chuyến bay của Nga ngày càng nhiều ở ngay sát biên giới, Na Uy cũng điều chiến đấu cơ của mình.
Oslo quyết định tăng ngân sách quốc phòng thêm 9% cho năm 2016.

Còn tại Canada, cựu thủ tướng Stephen Harper, giữ chức trong gần 10 năm, từng phản đối gay gắt chính sách của tổng thống Putin tại Bắc Cực.
Chính ông là người từng phát biểu : « Bắc Cực, hoặc chúng ta chiếm, hoặc chúng ta để mất », nhưng không thực sự chuyển sang hành động.

Động cơ tranh chấp tại Bắc Cực

Nguyên nhân mối căng thẳng với Nga tại Bắc Cực được một nhà ngoại giao phương Tây giải thích « là do tình hình tại bán đảo Crimée và tại Ukraina ».
Nhưng thực ra, căng thẳng đã xuất hiện ngay từ năm 1980 khi băng bắt đầu tan do Trái Đất ấm lên và tạo điều kiện thuận lợi cho bốn lĩnh vực : hàng hải, đánh bắt hải sản, khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển và mở rộng lãnh thổ.

Các nhà nghiên cứu dự đoán ngay trong thế kỷ này, giao thông hàng hải tại Bắc Băng Dương sẽ gặp thuận lợi ít nhất là vào 4 tháng mùa hè, giúp rút ngắn đáng kể thời gian so với hành trình qua kênh đào Suez hay Panama.

Khai thác các nguồn tài nguyên dưới đáy biển cũng là mối bận tâm của các nước trong vùng, đặc biệt là đối với Na Uy và đảo Groenland (thuộc Đan Mạch).
Cuối cùng, các nước trong khu vực đều tìm cách mở rộng lãnh thổ. Đan Mạch vẫn cương quyết giữ đảo Groenland, dù chính quyền địa phương đòi độc lập.

Canada và Nga tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần dải Lomonosov, trải dài từ các đảo Tân Siberi đi qua cực Bắc tới đảo Groenland, mà mỗi nước tự nhận là vùng lãnh thổ kéo dài của mình.

Dù chưa giải quyết được vấn đề biên giới, các nước vẫn bắt tay vào khai thác. Nga đã để ba tập đoàn khai thác dầu khí Novatek (Nga), Total (Pháp) và CNPC (Trung Quốc) thực hiện một dự án khổng lồ tại đây.

Ngoài ra còn kể tới dự án của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom tại khu Priraelomnoie ở biển Petchora. Na Uy mới mời thầu 54 bloc ngoài biển Barents, 26 công ty đã nộp đơn, trong đó có tập đoàn Shell.

Hiện Mỹ vẫn bảo tồn vùng đất Alaska để giành những nguồn dự trữ cho mai sau, bằng cách phân phát nhỏ giọt giấy phép khai thác.
Canada cũng làm tương tự với việc ưu tiên khai thác các mỏ kim loại (đồng, kim cương, kẽm…).
Thế nhưng, « giá dầu rớt thảm hại lại là một cơ may cho Bắc Cực và môi trường tại đây », theo nhận định của một nhà ngoại giao.

Chi phí khai thác một thùng dầu tại đây đắt hơn so với các khu vực khác. Thêm vào đó là lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga khiến nhiều tập đoàn không dám hợp tác, trong khi đó, công nghệ khai thác ngoài khơi của Nga chưa thể sánh được với phương Tây.

Sống chung với khủng bố

Chủ đề khủng bố được đề cập trên cả ba tuần báo Le Courrier International, L’Obs và L’Express.

Trong bài phóng sự « Người nhập cư giả, khủng bố thánh chiến thật », tuần báo L’Express (số 3378, 30/03/16) nhấn mạnh : Nhiều người tham gia loạt tấn công khủng bố tại Paris và Bruxelles xâm nhập vào châu Âu bằng đường nhập cư.

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo có trong tay hàng chục nghìn phôi hộ chiếu giúp làm giả giấy tờ để trà trộn vào dòng người nhập cư.
Một số thành phần này đã ra tay hành động tại châu Âu, như hai kẻ đánh bom tự sát tại sân vận động Stade de France (ngoại ô Paris).

Theo thông tin của hãng tin AP, được L’Express trích dẫn, Daech đã huấn luyện khoảng 400 chiến binh để tiến hành nhiều vụ thảm sát tại châu Âu.

Chính quyền châu Âu đang lo ngại sự hiện diện của những kẻ này, đặc biệt, từ khi Daech không ngừng mở rộng lực lượng tại Libya, dẫn đến khả năng những kẻ thánh chiến sẽ trà trộn trong dòng người vượt biển.

Tuần báo L’Obs cũng lo ngại về « đội quân ngầm của Daech » tại châu Âu.
 L’Obs đăng bài điều tra về nguồn gốc những kẻ thánh chiến tản mát khắp nơi, với thông tin mù mờ về ban chỉ huy và được bí mật vận động khủng bố châu Âu.

Theo bài phóng sự, « các thành phần thánh chiến trẻ tuổi, thường là những kẻ phạm tội hoặc mới bị cực đoan hóa.
 Từ Paris tới Bruxelles, những kẻ khủng bố không có chung đặc điểm », nhưng họ có chung một quan điểm « với họ, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là băng đảng « chịu chơi » nhất hiện nay ».

Còn nhật báo Le Courrier International giành nguyên trang nhất và phần phân tích để tổng hợp những bài báo quốc tế về chủ đề « Sống với đe dọa của chủ nghĩa khủng bố ».
Sau các loạt khủng bố tại Paris và Bruxelles, chưa bao giờ châu Âu lại bị đe dọa như hiện nay.

Báo chí nước ngoài đều cho rằng các vụ khủng bố khác sẽ còn diễn ra.
Tờ The Economist (Anh) khuyến cáo nên quen với khủng bố. Còn nhật báo Die Welt (Đức) lại cho rằng phải tăng cường nghiêm ngặt hơn an ninh nội bộ châu Âu.

Đối với Politico và El Pais (Tây Ban Nha), các vụ khủng bố vừa qua cho thấy châu Âu rất dễ bị tấn công và cần phải có một châu Âu đoàn kết để đáp trả.

Giới nhà giầu New York muốn được trả nhiều thuế hơn

Cuối tháng 03/2016, 51 nhà triệu phú và tỉ phú New York ký chung một bức thư « Kế hoạch thuế của nhóm 1% », gửi tới thống đốc bang.

Theo phụ trương số cuối tuần của tờ Le Monde, thay vì yêu cầu giảm thuế, họ muốn chính quyền tăng số tiền thuế của mình, trong đó có Abigail Disney, người thừa kế của Walt Disney, hay Steven Rockefeller, chủ tịch quỹ Rockefeller Brothers Fund và Mike Lapham, giám đốc dự án Responsible Wealth, mạng lưới quy tụ 500 người giầu Mỹ.

Lý do được nêu trong bức thư là : « Với tư cách là công dân New York đã đóng góp cho thành phố và cũng được hưởng lợi từ quá trình phát triển kinh tế năng động của bang, chúng tôi vừa có khả năng và vừa có trách nhiệm tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng. Chúng tôi hoàn toàn có thể trả thuế và còn có thể nộp nhiều hơn ».

Mục đích của yêu cầu tăng thuế là tu bổ các công trình cơ sở hạ tầng đang xuống cấp (cải tạo cầu, đường hầm, đường thủy hay đường bộ), trợ giúp xã hội cho người vô gia cư, đầu tư vào giáo dục công hay chống tình trạng đói nghèo ở trẻ em.

Kết hợp với Viện Chính Sách Tài Chính (Fiscal Policy Institute), lời kêu gọi trên nhằm kéo dài biện pháp tạm thời được gọi là « thuế của các nhà triệu phú ».
Loại thuế « tự nguyện » này được ban hành vào năm 2009, cũng theo thư yêu cầu của khoảng 100 nhà triệu phú New York, và vào năm 2011 được triển hạn tới năm 2017.

Với « Kế hoạch thuế của nhóm 1% », ngân sách của bang New York sẽ tăng thêm 2,3 tỉ đô la.
 

Switch mode views: