Brexit : Phương án B của thủ tướng Theresa May là tiếp tục phương án A
- Thứ Ba, 22 tháng Giêng năm 2019 20:19
- Tác Giả: RFI
Vẫn chưa có hồi kết cho thỏa thuận Brexit.
REUTERS/Clodagh Kilcoyne/File Photo
Sáu ngày sau khi dự thảo kế hoạch Brexit bị nghị viện bác bỏ, thủ tướng Anh Theresa May, hôm 21/01/2019, quay lại định chế này và trình bày dự thảo kế hoạch B, thực chất là một sự tiếp tục của kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, thủ tướng Anh tuyên bố lắng nghe các ý kiến của nghị viện và bà có ý định đề nghị đàm phán lại với Liên Hiệp Châu Âu vấn đề đường biên giới Ailen.
Chỉ còn chưa đầy 10 tuần nữa là đến thời hạn Anh phải ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (29/03/2019), nhưng giới chính trị Anh vẫn chưa đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong hồ sơ Brexit.
Từ Luân Đôn, thông tín viên viên Muriel Delcroix tường trình :
"Kế hoạch B của bà Theresa May là tiếp tục kế hoạch A. Thủ tướng Anh đã tới nghị viện để nhắc lại rằng bà bác bỏ ý tưởng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai ; rằng bà sẽ không từ bỏ cũng như không đề nghị triển hạn chiểu theo điều 50 và bà không gạt bỏ khả năng Brexit mà không có thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu ; điều này có nghĩa là vẫn có nguy cơ nước Anh chia tay châu Âu mà không có thỏa thuận.
Cuối cùng, thủ tướng Anh cho biết bà tiếp tục tìm cách đàm phán về điều khoản liên quan đến backstop, tránh việc tái lập đường biên giới trên thực địa ngăn cách hai phần lãnh thổ Ailen.
Nói tóm lại là không có thay đổi gì đáng kể.
Bà May uổng công nhắc lại rằng bà sẽ có lập trường mềm dẻo hơn, không từ bỏ bất kỳ lằn ranh đỏ nào và bà phải quay lại Bruxelles để đàm phán lại hồ sơ biên giới Ailen.
Thực ra, thủ tướng Anh đã làm việc này hồi tháng 12/2018 và tháng Giêng 2019 nhưng không đạt được bất kỳ nhượng bộ nào từ phía 27 thành viên còn lại trong Liên Hiệp Châu Âu.
Thái độ của bà May càng làm gia tăng sự hẫng hụt của các nghị sĩ.
Ông Jeremy Corbyn, lãnh đạo đối lập Công Đảng cáo buộc thủ tướng Anh khăng khăng cự tuyệt tất cả và cố bám vào một kế hoạch bất khả thi trong lúc các nghị sĩ khác khẩn thiết đề nghị tổ chức nhiều cuộc bỏ phiếu thăm dò để cố tìm ra một sự đồng thuận trước khi kiến nghị sửa đổi của chính phủ sẽ được thảo luận vào ngày 29 tháng Giêng."
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24-1-20198 - 24/01/2019 23:52
- Shutdown : Donald Trump đụng « bức tường » Dân Chủ - 24/01/2019 23:24
- Venezuela : Dầu lửa, hoa hậu, trộm cướp và tem phiếu - 24/01/2019 23:13
- Trung Quốc hứa viện trợ gần 600 triệu đôla cho Cam Bốt - 23/01/2019 19:12
- Hoa Vi : Mỹ xác nhận ý định yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu - 23/01/2019 18:38
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-1-20198 - 23/01/2019 18:14
- Diễn đàn Davos dự báo: Nhân loại đang "nhắm mắt đi vào" khủng hoảng mới - 23/01/2019 17:57
- Venezuela : Cả hai phe thân và chống chế độ Maduro đều xuống đường - 23/01/2019 17:07
- Bắc Hàn có 20 địa điểm đặt hỏa tiễn chưa hề được tiết lộ - 23/01/2019 04:15
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-1-20198 - 23/01/2019 01:15
Các tin khác
- Brexit : An ninh thực phẩm và tài chính của Anh bị đe dọa - 22/01/2019 20:11
- Diễn Đàn Kinh Tế Davos khai mạc, nhưng vắng Mỹ - 22/01/2019 17:28
- Châu Âu muốn chinh phục Mặt Trăng trước năm 2025 - 22/01/2019 17:10
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21-1-20198 - 21/01/2019 18:26
- COC: Vì lợi ích chiến lược, Việt Nam phải có lập trường cứng rắn - 21/01/2019 18:07
- Kinh tế : GDP của Trung Quốc tăng ở mức thấp kỷ lục - 21/01/2019 17:39
- Bị tố cáo là “hiểm họa”, Trung Quốc gay gắt đả kích Thụy Điển - 21/01/2019 17:24
- Ấn Độ: Nửa triệu người chống thủ tướng Modi tập hợp về Calcutta - 20/01/2019 23:28
- Mỹ: Hàng chục ngàn người tuần hành vì nữ quyền - 20/01/2019 23:20
- Bóng đá Việt Nam đã vào được tứ kết cúp Châu Á - 20/01/2019 19:21