Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đức khôi phục quy chế đoàn tụ gia đình cho người tị nạn

Ti nan


Người nhập cư đăng ký tị nạn tại một trung tâm ở Erding, gần Munich, Đức, ngày 15/11/2016.
CHRISTOF STACHE / AFP

Tại Đức, các quy định mới về đoàn tụ gia đình cho những người nhập cư bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, 01/08/2018.

Khả năng đoàn tụ gia đình đã bị loại bỏ từ năm 2016 đối với người tị nạn, đến từ các vùng chiến sự và đã được cấp thẻ cư trú tạm thời, trong đó chủ yếu là người Syria.

Quy định mới cho phép những đối tượng trên có thể mời người thân đến Đức, nhưng với các tiêu chí khắt khe hơn.
Mặc dù vậy chủ trương này đã gây tranh cãi gay gắt trong chính giới cũng như dư luận Đức.

Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascal Thibaut, tường trình :

"Với một số người thì đó là vấn đề nhân đạo, các gia đình phải được sống cùng nhau.
Chính điều đó tạo thuận lợi cho họ hòa nhập. Còn một số khác thì nhấn mạnh những người tỵ nạn đến từ các vùng chiến sự sẽ chỉ được định cư tạm thời tại Đức, rồi phải hồi hương.

 Một số ý kiến theo quan điểm cực tả thì cho rằng có thể có thêm hàng trăm nghìn người nhập cư vào Đức nhờ các quy định mới.
Chủ đề đang rất nóng này đã làm dấy lên các cuộc tranh luận gay gắt ngay trong chính giới.

 Sau hơn hai năm quy định đoàn tụ gia đình bị hủy, người tị nạn đến từ những vùng chiến sự, như Syria chẳng hạn, sẽ có thể đưa vợ chồng con cái họ đến đoàn tụ tại Đức. Nhưng số lượng sẽ bị hạn chế : 1.000 người mỗi tháng.

Các tiêu chí để đoàn tụ cũng chặt chẽ : Thời gian xa cách, có hay không có con nhỏ, mức độ nguy hiểm đe dọa tính mạng của những người liên quan, hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng…

Những tiêu chí chứng minh sự hội nhập tốt của họ cũng sẽ được tính đến, như các thành viên trong gia đình đã ở Đức có việc làm hay không, được đào tạo hay nói tốt tiếng Đức hay không.

Bộ Ngoại Giao Đức thống kê có hơn 30 000 đơn xin đoàn tụ, chủ yếu của người Syria và Irak.
Trong đó cũng chỉ có một số ít được chấp thuận.

Nhưng những người có tiền thì vẫn tìm cách đưa người thân của họ vào Đức bất hợp pháp".

Switch mode views: