Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tài nguyên Bắc Cực ngày càng quan trọng đối với quốc tế

Baccuc


Theo ước tính, có hơn 20% tổng trữ lượng dầu khí chưa được khám phá nằm dưới lớp băng Bắc Cực - Gettyimages /Sue Flood


Với nguồn tài nguyên dồi dào và với viễn cảnh mở ra những con đường giao thương mới, vùng Bắc Cực đang ngày càng trở nên quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, thể hiện qua việc Hoa Kỳ sắp bổ nhiệm một đại diện đặc biệt về Bắc Cực.

Trong một thông cáo đưa ra hôm qua 14/02/2014 tại Washington, Ngoạì trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh :
 « Vùng Bắc Cực là biên giới cuối cùng của hành tinh chúng ta, một vùng mà đối với Hoa Kỳ và thế giới có những lợi ích khổng lồ và ngày càng lớn về địa chiến lược, về kinh tế, khí hậu, môi trường và an ninh quốc gia ».

Cho nên, Ngoại trưởng Kerry đã quyết định là Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một đại diện đặc biệt về Bắc Cực.
 Đó sẽ là một quan chức cao cấp « đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ », trong bối cảnh mà chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bắc cực sẽ do Hoa Kỳ nắm giữ trở lại vào năm 2015.

Vùng Bắc cực đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh mà, do nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng ở Bắc Cực tan ra ngày càng nhiều, hình thành nên những con đường giao thông hàng hải mới, và nhờ vậy mà việc khai thác những tài nguyên ở vùng này trở nên dễ dàng hơn, trong khi cho tới nay, hầu như không thể khai thác được.

Từ năm 2013, Canada nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bắc Cực, với nhiệm kỳ 2 năm. Đây là một diễn đàn liên chính phủ, quy tụ các quốc gia « láng giềng » của Bắc Cực ( Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga và Thụy Điển ).

 Hội đồng Bắc Cực có mục tiêu là thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, khai thác dầu khí và khoáng sản, giao thông hàng hải, đánh cá và du lịch.

Từ đầu tháng Giêng vừa qua, Canada đã khởi công xây dựng con đường đầu tiên nối liền biển Bắc Cực với châu Mỹ, nhằm thúc đẩy việc khai thác dầu khí ở vùng này.

Theo thẩm định của Hoa Kỳ, trong lòng đất vùng Bắc Cực có thể có đến 22% tổng trữ lượng dầu khí chưa được khám phá của thế giới.

Nhưng hấp dẫn hơn cả là theo tính toán của các nhà khoa học, từ năm 2030, nhờ băng tan ở Bắc Cực, các đường giao thông hàng hải giữa châu Á với châu Âu sẽ được mở ra trong phần lớn mùa hè, nhờ vậy mà có thể rút ngắn phân nữa khoảng cách giữa hai châu lục.

Người ta thẩm định là 15% giao thương của thế giới sẽ là qua con đường hàng hải Bắc cực.

Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái đã đưa một chiếc tàu chở hàng đầu tiên sử dụng con đường này.

Nhưng ngoài việc vận chuyển hàng hóa, hoạt động đánh cá ở Bắc cực trong tương lai cũng sẽ rất « nhộn nhịp », bởi vì vùng biển ở cực Bắc địa cầu chứa nhiều cá nhất thế giới và với hiện tượng hâm nóng khí quyển Trái đất, một số loài cá có giá trị kinh tế cao sẽ di trú về phía Bắc cực.
Ấy là chưa kể hoạt động du lịch biển Bắc cực sẽ thu hút rất nhiều người muốn khám phá miền đất giá lạnh này.

Nhưng các nhà khoa học cũng đã bắt đầu lên tiếng báo động về những tác hại của những hoạt động nói trên đến môi trường của Bắc cực, nhất là do sự di chuyển của những con tàu trọng tải lớn chạy bằng dầu diesel, băng và tuyết ở Bắc cực sẽ lại càng tan nhanh hơn, với hậu quả là mực nước biển trên hành tinh chúng ta dâng cao hơn.


Switch mode views: