Mỹ không ủng hộ Nam Sudan, nếu có đảo chính
- Chúa Nhật, 22 tháng Mười Hai năm 2013 23:12
- Tác Giả: Trọng Thành
Binh sĩ Quân đội giải phóng nhân dân Nam Sudan tại thủ đô Juban, 20/12/2013
REUTERS
Từ ngày 15/12/2013, xung đột sắc tộc bùng nổ tại Cộng hòa Nam Sudan, khiến hàng trăm người chết và hàng chục ngàn người phải lánh nạn.
Cộng đồng quốc tế lo ngại quốc gia Châu Phi trẻ nhất hành tinh – vừa ra đời năm 2011 – rơi vào cảnh huynh đệ tương tàn.
Hôm qua, 21/12, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama yêu cầu chính quyền Nam Sudan bảo đảm an ninh cho kiều dân Mỹ và cảnh báo sẽ ngừng ủng hộ Nam Sudan, nếu phe nổi dậy đảo chính quân sự.
Tổng thống Obama, đang trong kỳ nghỉ tại Hawaii, liên tục được thông báo về vụ tấn công nhắm vào ba phi cơ quân sự Mỹ, tại Nam Sudan, khiến bốn binh sĩ bị thương.
Theo tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, ba phi cơ lên thẳng CV-22 Ospreys bị trúng đạn từ các vũ khí hạng nhẹ, khi tìm cách hạ cánh để sơ tán các kiều dân Mỹ gần thành phố Bor, nơi quân nổi loạn của cựu Phó Thủ tướng Riek Machar kiểm soát.
Khoảng 40.000 người đang phải tỵ nạn tại các cơ sở của Liên Hiệp Quốc trên khắp đất nước vì bạo loạn.
Riêng tại thủ đô Juba, đã có ít nhất 500 người thiệt mạng.
Hôm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu ngừng ngay lập tức các bạo lực tại Nam Sudan.
Ông kêu gọi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và thủ lĩnh lực lượng nổi loạn, cựu Phó Tổng thống Riek Machar, « tìm một giải pháp chính trị cho khủng hoảng ».
Trước đó, ngày 19/12, Tổng thống Mỹ cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự.
Nam Sudan là một quốc gia đa sắc tộc. Xung đột vũ trang vừa nổ ra liên quan đến hai sắc tộc chủ yếu, người Dinka và người Nuer.
Tổng thống Salva Kiir (thuộc sắc tộc Dinka, chiếm khoảng 10 đến 25% dân số) cáo buộc cựu Phó Tổng thống Riek Machar (thuộc sắc tộc Nuer, chiếm từ 5 đến 10% dân số) âm mưu đảo chính.
Cựu Phó Tổng thống Riek Machar vừa bị cách chức vào tháng 7/2013.
Hôm qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nam Sudan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai bên đã thảo luận về việc chấm dứt mọi bạo động sắc tộc tại Nam Sudan, vấn đề bảo đảm an toàn cho các kiều dân Mỹ, cũng như số phận của hàng nghìn người đang phải tỵ nạn vì xung đột.
Tin mới
- Nga khẩn trương giải ngân cho Ukraina - 23/12/2013 22:00
- Obama khó xử sau đề nghị cải thiện quan hệ của Cuba - 23/12/2013 21:54
- D.Rodman lại đến Bình Nhưỡng, nhưng không gặp Kim Jong Un - 23/12/2013 20:44
- Apple đạt thỏa thuận cung cấp iPhone cho China Mobile - 23/12/2013 20:36
- Bắc Triều Tiên: Hành quyết Jang Song Theak do tranh chấp lợi ích kinh tế - 23/12/2013 19:54
- Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và Miến Điện sẽ tăng gấp đôi - 23/12/2013 19:29
- Các sự kiện lớn năm 2013 (phần 1) - 23/12/2013 05:36
- Hải Quân Mỹ tiếp tục điều tra tham nhũng đấu thầu - 23/12/2013 00:47
- Nhiều học sinh giỏi, gốc Á, gian lận điểm số - 23/12/2013 00:37
- San Francisco: Người biểu tình chặn xe Apple, Google - 22/12/2013 23:35
Các tin khác
- Pháp : Các nhà máy lọc dầu của Total bãi công - 22/12/2013 23:00
- Trung Quốc : Thêm một thành phố giới hạn số lượng xe hơi để chống ô nhiễm - 22/12/2013 22:53
- Bốn tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư - 22/12/2013 22:47
- Miến Điện và tù chính trị : Vừa thả vừa bắt ? - 22/12/2013 22:19
- Đối lập Thái Lan lại biểu tình chống chính phủ - 22/12/2013 22:06
- Luật cấm phá thai bị phản đối dữ dội tại Tây Ban Nha - 22/12/2013 00:58
- Ban Ki Moon hứa huy động quốc tế giúp nạn nhân bão Haiyan - 21/12/2013 20:08
- Bắc Kinh càng khiêu khích, Tokyo càng lên tinh thần võ sĩ đạo - 21/12/2013 19:54
- Đối lập Thái Lan tẩy chay bầu cử Quốc hội - 21/12/2013 19:48
- Công an Trung Quốc đánh chết một nhà sư Tây Tạng có nhiều ảnh hưởng - 21/12/2013 19:39