Xí nghiệp phá sản, nhà nước là thủ phạm
- Thứ Hai, 16 tháng Chín năm 2013 02:57
- Tác Giả: Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Hàng loạt kế hoạch viển vông của nhà cầm quyền các địa phương là yếu tố chính, tạo ra tình trạng doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
Cả trăm ngàn xí nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam lăn ra chết vì bị nhà nước nợ tiền, không vay được nợ ngân hàng, bán không được hàng, không có vốn - sản xuất đình trệ - không trả được lãi vay ngân hàng..., nhà nước nợ tiền bồi hoàn thuế GTGT v.v... là một số trong những nguyên nhân chính. (Hình: VnEconomy)
Đó là điều mà của ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước CSVN, nay là thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, khẳng định với báo giới.
Khi được mời bình luận về sự kiện nhà cầm quyền các địa phương trên toàn Việt Nam đang nợ các doanh nghiệp khoảng 91 ngàn tỷ đồng (hay khoảng $4.5 tỉ USD), ông Kiêm nhấn mạnh, những kế hoạch thiếu cơ sở, không có lộ trình thực hiện của nhà cầm quyền các địa phương đã tạo ra tình trạng hàng loạt doanh nghiệp chạy theo tranh giành dự án, các ngân hàng thì không ngần ngại cho vay.
Sau khi doanh nghiệp ứng ra một “núi tiền” để thực hiện các kế hoạch do nhà cầm quyền đề ra nhưng sau đó lại không hoàn lại tiền, doanh nghiệp ngập trong nợ và phá sản hàng loạt.
Theo viên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tình trạng nhà cầm quyền các địa phương vạch ra kế hoạch cho năm tới khi… không có vốn đã kéo dài nhiều năm.
Đáng chú ý là giới đầu tư, chủ doanh nghiệp chỉ mới nghe nói, mới thấy ghi trong kế hoạch hoặc nghe lóm là dự kiến sẽ ghi vào kế hoạch thì đã vội vàng tìm cách tiếp cận.
Ở thời điểm đó, các “dự án” loại vừa kể chưa được cấp chỉ tiêu tài chính, chưa được duyệt tài chính, vì chỉ là “dự kiến”, “tạm ghi” song vì giới đầu tư, chủ doanh nghiệp muốn có việc làm nên dựa vào đó vay tiền ngân hàng.
Rồi cứ thế dồn tiền vào việc thực hiện vì tin là thực hiện dự án của nhà nước thì sẽ được nhà nước thanh toán và sẽ có tiền trả nợ.
Vì đa số “dự án” chỉ là “dự kiến”, cộng với yếu tố kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, ngân sách eo hẹp, nên giờ chót hàng loạt “dự án” không được phê duyệt, hoặc không còn tiền để thực hiện tiếp, doanh nghiệp không được chính quyền thanh toán tiền nên không có tiền trả nợ ngân hàng và phá sản.
Hệ thống ngân hàng thì lao đao bởi những khoản nợ xấu (nợ mà phía vay không có khà năng thanh toán) khổng lồ.
Ông Cao Sỹ Kiêm nhận định, cho đến nay khâu quy hoạch, kế hoạch của Việt Nam vẫn “không nghiêm túc, không rõ ràng”, do vậy, nhà cầm quyền các địa phương vẫn tìm đủ cách để “lách luật”, tìm “thành tích” cho mình.
Các doanh nghiệp và ngân hàng thì kinh doanh theo kiểu chụp giựt và viên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không loại trừ “yếu tố cá nhân” trong chuỗi hàng động dẫn đến thảm trạng nguồn lực bị bế tắc.
Dù cơ quan Kiểm toán Nhà nước của Việt Nam loan báo “tổng số nợ đọng trong xây dựng cơ bản của các địa phương trên toàn Việt Nam lên đến 91,000 tỉ đồng” nhưng giống như nhiều chuyên gia kinh tế khác, ông Kiêm tin rằng con số này chưa đúng.
“Nợ đọng trong xây dựng cơ bản” theo cách gọi của cơ quan Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam là cách gọi tình trạng, nhà cầm quyền các địa phương giao các dự án hạ tầng cho các doanh nghiệp thi công nhưng không chịu thanh toán tiền như đã cam kết trong hợp đồng.
Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố và nhà cầm quyền của cả 63 tỉnh, thành phố đều vướng “nợ đọng”.
Thậm chí 15 trong số 63 tỉnh, thành phố có số “nợ đọng ở mức trên 100% kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản” (nghĩa là thuê mướn xây dựng các công trình không hề có trong kế hoạch).
“Nợ đọng trong xây dựng cơ bản” cũng là lý do khiến hàng ngàn công trình trị giá nhiều tỉ đồng bị bỏ hoang vì doanh nghiệp ngưng thi công do chính quyền các địa phương không chịu thanh toán tiền để họ có vốn hoàn thiện công trình.
Mới đây, những doanh nghiệp đang bị chính quyền các địa phương “nợ đọng” bị bồi thêm một cú khiến họ choáng váng:
Bộ Tài chính khẳng định các địa phương đang vướng “nợ đọng trong xây dựng cơ bản” phải tự lo thanh toán cho doanh nghiệp chứ nhà nước sẽ không trả nợ thay!
Ông Cao Sỹ Kiêm công khai bày tỏ việc ông không đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính.
Nhân vật này cho rằng, đầu tư vào đường sá, bệnh viện, trường học là trách nhiệm của nhà nước.
“Nợ đọng trong xây dựng cơ bản” phải được thanh toán càng nhanh càng tốt, có như vậy vậy mới cứu được doanh nghiệp. (G.Đ.)
Tin mới
- Cam Bốt : Đọ sức sống còn giữa Hun Sen và Sam Rainsy - 17/09/2013 21:55
- Đạt Lai Lạt Ma : Tu sĩ Miến Điện phải theo đúng Phật pháp để chấm dứt đổ máu - 17/09/2013 21:32
- Việt Nam đề nghị Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra biển - 17/09/2013 21:20
- Đối lập Cam Bốt biểu tình tại Phnom Penh, 1 người chết - 16/09/2013 19:24
- Nhật Bản : Báo động đặc biệt do bão lớn - 16/09/2013 19:18
- Philippines không kích vào lực lượng nổi dậy ở miền nam - 16/09/2013 19:12
- Cam Bốt đang lún sâu vào khủng hoảng chính trị - 16/09/2013 18:58
- Khu công nghiệp Kaesong mở cửa trở lại - 16/09/2013 03:26
- Colorado tiếp tục bị lụt, trực thăng di tản hàng ngàn người - 16/09/2013 03:16
- Ban hành chính sách để tham nhũng - 16/09/2013 03:08
Các tin khác
- Ngoại Trưởng Kerry cảnh cáo: Syria vẫn có thể bị tấn công - 16/09/2013 02:24
- Tổng thống Pháp trình bày chính sách Syria - 16/09/2013 01:57
- Cam Bốt : 20.000 người biểu tình phản đối kết quả bầu cử - 16/09/2013 01:48
- Nhật ngưng lò phản ứng hạt nhân cuối cùng - 16/09/2013 01:20
- Quốc ca Hàn Quốc lần đầu cất lên tại Bắc Triều Tiên - 16/09/2013 01:10
- Dân Trung Quốc háu ăn rùa hiếm, Đài Loan phải lập khu bảo tồn - 16/09/2013 00:56
- Hàng trăm ngàn người Ba Lan biểu tình phản đối chính phủ - 14/09/2013 23:49
- Đạt Lai Lạt Ma : Trung Quốc đã thực tế hơn về Tây Tạng - 14/09/2013 23:43
- Tokyo khai mở thời đại phóng vệ tinh giá rẻ - 14/09/2013 19:41
- Nga Mỹ đạt thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria - 14/09/2013 17:33