Ngoại trưởng Pháp thăm Việt Nam : Hà Nội và Paris sẽ nâng quan hệ lên hàng đối tác chiến lược
- Chúa Nhật, 04 tháng Tám năm 2013 12:16
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 04/08/2013.
REUTERS/Kham
Đến Việt Nam từ hôm qua trong khuôn khổ vòng công du châu Á, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vào hôm nay 04/08/2013 đã có cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội.
Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc hội đàm, hai bên đã đánh giá cao đà phát triển trong quan hệ song phương trên mọi lãnh vực. Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ với Pháp là đạt đến một thỏa thuận đối tác chiến lược song phương.
Trên hồ sơ này, bản tin trên trang thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam nói rõ : « Theo tinh thần Thông cáo chung giữa Bộ Ngoại giao hai nước nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (tháng 3/2013), hai bên đã trao đổi và thống nhất về cơ bản nội hàm và lộ trình nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược trong thời gian tới ».
Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ ngày 02/08, trước lúc ghé Việt Nam, Ngoại trưởng Pháp đã xác nhận rằng chuyến thăm Việt Nam lần này cũng là dịp để đề cập với giới lãnh đạo Việt Nam “về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và tăng cường hợp tác song phương trên tất cả lĩnh vực”.
Ông Laurent Fabius nói rõ : “Đối với Pháp, VN là một đối tác chính trị quan trọng, một nền kinh tế năng động đối với châu Âu và là một thành viên tích cực của khối Pháp ngữ”, có quan hệ hợp tác nhiều mặt với Pháp, do đó, Paris mong muốn rằng “thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hai bên sẽ có thể tăng cường theo chiều sâu những lĩnh vực hợp tác đó và tạo nên một động lực mới cho mối quan hệ của hai nước”.
Xin nhắc lại là ý tưởng về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Pháp đã được nêu lên từ nhiều năm nay.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, từng nêu lên hai sự kiện : Ngày 26 Tháng Bảy năm 2010 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Hervé Morin – theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam – đã khẳng định « Pháp mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong an ninh quốc phòng ... ».
Sau đó, ngày 04/05/2011, trong chuyến thăm Pháp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh khẳng định rằng Việt Nam « luôn luôn mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Pháp ».
Vào khi ấy bộ Ngoại giao Việt Nam đưa tin là Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp lúc ấy là Alain Juppé đã « hoan nghênh và cho biết sẽ quyết tâm thực hiện ý tưởng này ».
Đầu năm nay, khi tiếp xúc với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault hôm 04/02/2013 bên lề lễ hỏa táng cựu Vương Cam Bốt Norodom Sihanouk tại Phnom Penh, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng năm 2013 là thời điểm quan trọng và đầy ý nghĩa để hai nước hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hiện nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 4 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Nga, Trung Quốc, Anh, và gần đây nhất là Mỹ, với thỏa thuận đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ được loan báo nhân chuyến công du Washington của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
Hồ sơ Biển Đông đương nhiên cũng được nêu lên trông cuộc họp Việt Pháp hôm nay.
Báo chí Việt Nam cho biết : « Phía Pháp ủng hộ việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực có ý nghĩa quan trọng này ».
Riêng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đã được ông Fabius nhắc qua trong bài trả lời báo Tuổi Trẻ :
« Tôi cũng chú trọng đến tầm quan trọng của việc duy trì một cuộc đối thoại thẳng thắn và trân trọng về các vấn đề liên quan đến điều hành tốt, quyền tự do ngôn luận và nhà nước pháp quyền ».
Tại Hà Nội, theo chương trình dự kiến của chuyến thăm, sẽ kéo dài đến ngày mai 05/08/2013, ngoài cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam, ông Fabius còn gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trước lúc đến Việt Nam, Ngoại trưởng Pháp còn ngỏ ý muốn gặp gỡ đại diện giới doanh nghiệp cũng như xã hội dân sự.
Tin mới
- IMF kêu gọi Pháp giảm bớt biện pháp khắc khổ - 06/08/2013 21:55
- Bạc Hy Lai : Từ ngôi cao danh vọng rơi vào thùng rác của lịch sử - 06/08/2013 16:42
- Việt Nam : Đón đại diện blogger chuyển Tuyên bố 258 ra quốc tế trở về - 06/08/2013 16:12
- Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân tạm biệt Sài Gòn - 06/08/2013 01:44
- Cựu Thủ tướng Berlusconi vẫn ủng hộ chính phủ liên minh dù bị án tù - 06/08/2013 00:43
- Philippines tăng cường lực lượng Hải quân để đối phó với Trung Quốc - 05/08/2013 22:34
- Thổ Nhĩ Kỳ : Hàng chục bản án chung thân dành cho phe đảo chính - 05/08/2013 22:20
- Hải dương Cục Trung Quốc bị kiện vì vụ thủy triều đen - 05/08/2013 21:08
- TQ ngưng nhập sữa bột New Zealand sau khi phát hiện có độc - 05/08/2013 04:48
- Rainsy: 'Tất cả đảo tranh chấp là của TQ' - 04/08/2013 12:27
Các tin khác
- Bình Nhưỡng rút ngắn tập trận để tập trung cứu lụt - 04/08/2013 12:08
- Mỹ: Chết vì súng giảm, nhưng chết vì tự sát tăng - 03/08/2013 18:47
- WTO lên án Trung Quốc cạnh tranh bất chính - 03/08/2013 17:51
- Đối lập hợp tác với chính quyền điều tra gian lận bầu cử - 03/08/2013 17:29
- Mỹ : Nhân quyền đang xuống dốc tại Trung Quốc - 03/08/2013 17:18
- Du khách không muốn đến Bắc Kinh vì ô nhiễm - 03/08/2013 17:01
- Sống ở Bắc Hàn, được hưởng gia tài tại Nam Hàn - 02/08/2013 22:57
- Huynh Đệ Hồi Giáo huy động lực lượng đòi tái lập Morsi - 02/08/2013 19:00
- Vụ Snowden đe dọa quan hệ Mỹ-Nga - 02/08/2013 18:02
- Mỹ có thể sớm chấm dứt việc dùng máy bay không người lái tấn công ở Pakistan - 02/08/2013 17:53