Nhật - Ấn ký thỏa thuận nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc
- Thứ Tư, 29 tháng Năm năm 2013 20:05
- Tác Giả: Đức Tâm
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (T) và đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe, Tokyo, 29/05/2013
REUTERS
Nhân chuyến công du Nhật Bản của thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, sau cuộc hội đàm giữa thủ tướng hai nước, vào ngày hôm nay, 29/05/2013, New Delhi và Tokyo ra thông cáo chung, trong đó đề cập đến việc Nhật Bản giúp Ấn Độ thực hiện nghiên cứu khả thi dự án đường xe lửa cao tốc ở phía tây nước này.
Một nghiên cứu khả thi toàn diện sẽ được thực hiện trong khuôn khổ dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 500 km, nối liền Bombay và Ahmedabad.
Giới chuyên gia sẽ xem xét các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của dự án dựa trên công nghệ tàu tốc hành Nhật Bản Shinkansen.
Bản thông cáo chung viết : « Thủ tướng Singh đã ghi nhận mối quan tâm của Nhật Bản trong việc giúp đỡ xây dựng một hệ thống đường sắt cao tốc tại Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá cao kinh nghiệm Nhật Bản trong việc thiết kế và thực hiện các hệ thống đường sắt tốc độ cao » theo kiểu tàu Shinkansen.
Tuy nhiên, thủ tướng Singh Ấn Độ cũng báo trước là việc quyết định thực hiện một dự án như vậy còn tùy thuộc vào các ưu tiên trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở, vào hiệu quả thương mại của dự án và các nguồn tài chính của nước này.
Theo báo kinh tế Nhật Bản Nikkei, từ nay đến tháng Ba năm sau, dự án khả thi sẽ được khởi động và quyết định thực hiện dự án tạo những cơ may cho công nghệ Nhật Bản.
Nhật Bản có thể phải cạnh tranh với tàu cao tốc TGV của Pháp.
Báo Nikkeik thẩm định, chi phí xây dựng một tuyến đường sắt như vậy tại Ấn Độ sẽ lên tới khoảng 1000 tỷ yên (7,5 tỷ euro).
Cũng trong cuộc hội đàm cấp cao Nhật - Ấn, lãnh đạo hai nước đồng ý phải đẩy nhanh tiến độ đàm phán nhằm ký kết một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào những dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ấn Độ.
Các cuộc đàm phán song phương đã được khởi động từ tháng Sáu năm 2010, nhưng đã bị gián đoạn sau sự cố hạt nhân Fukushima, hồi tháng Ba năm 2011.
Ấn Độ hiện có 20 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, với sản lượng điện là 4780 megawatts (MW), nhưng từ nay đến 2032, Ấn Độ cần tới 63 000 MW để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
Là cường quốc tế đứng hàng thứ ba tại châu Á, Ấn Độ phụ thuộc nặng nề vào than đá. Thế nhưng, New Delhi muốn tăng tỷ trọng điện hạt nhân từ 3% hiện nay lên đến 25% trong tổng sản lượng điện, vào năm 2050.
Hiện nay, tập đoàn hạt nhân Pháp Areva đang thương lượng với chính quyền Ấn Độ dự án xây dựng hai lò hạt nhân EPR tại Jaitapur, cách Bombay khoảng 400 km vê phía nam, đi kèm với khả năng Ân Độ mua thêm 4 lò hạt nhân nữa.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hứa cung cấp cho Ấn Độ các tín dụng mới, tổng cộng khoảng 101,7 tỷ yên (770 triệu euro) vào thời điểm Nhật Bản đang tìm kiếm các đồng minh tại châu Á để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.
Cuối tháng Ba vừa qua, ngoại trưởng Ấn Độ và Nhật Bản đã cho biết là một phần các khoản vay mới này được chi cho dự án xây dựng một tuyến tàu điện ngầm ở Bombay và một trung tâm hội nghị ở Hyderabad, phía đông nam Ấn Độ.
Trong năm tài khóa 2012 (từ tháng Tư 2012 đến tháng Tư 2013), Nhật Bản đã chi 353,1 tỷ yên (2,67 tỷ euro) dưới dạng tín dụng lãi suất thấp, cho 8 dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở tại Ấn Độ, trong số này có dự án xây dựng tuyến đường sắt nối liền thủ đô New Delhi (phía bắc) với thành phố Bombay.
Tin mới
- Một kinh tế gia của Nga xin tỵ nạn ở Pháp - 31/05/2013 00:08
- Pháp Đức thống nhất ý kiến trước hội nghị thượng đỉnh châu Âu - 30/05/2013 23:59
- Hết tiền, phủ tổng thống Pháp mang rượu ngon ra bán - 30/05/2013 21:21
- Nuon Chea lần đầu tiên nhận trách nhiệm về tội diệt chủng - 30/05/2013 21:15
- Bạo động ở Miến Điện : Quân đội tuần tra, người Hồi giáo chạy trốn - 30/05/2013 16:12
- Hoa Kỳ khẳng định tôm Việt Nam được trợ giá - 30/05/2013 15:48
- Pháp lên án Việt Nam về vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất - 30/05/2013 15:42
- Phụ nữ nay là trụ cột tài chánh trong 40% gia đình Mỹ - 29/05/2013 22:23
- Ngoại thương Bắc Triều Tiên lệ thuộc 90% vào Trung Quốc - 29/05/2013 21:54
- Trung Quốc : Du lịch Hoàng Sa không "dễ nuốt" - 29/05/2013 20:33
Các tin khác
- Hàng ngàn công nhân gia công cho Nike đòi tăng lương - 28/05/2013 23:22
- Tin tặc Trung Quốc tấn công tình báo Úc - 28/05/2013 23:15
- Liên Hiệp Quốc chứng kiến hòa đàm tại Miến Điện - 28/05/2013 23:08
- Thống đốc California ‘nhức đầu’ vì thặng dư ngân quỹ - 27/05/2013 23:09
- Seoul từ chối đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng - 27/05/2013 21:10
- Thẩm Thúy Hằng bất ngờ tái xuất, sau khi 'ở ẩn' - 27/05/2013 16:33
- Ngoại trưởng Kerry hy vọng về kế hoạch kinh tế cho Palestine - 27/05/2013 04:00
- Phim về tội ác Khmer Đỏ đoạt giải tại Liên hoan Cannes - 27/05/2013 00:12
- Pháp : Biểu tình chống hôn nhân đồng giới trong không khí căng thẳng - 27/05/2013 00:04
- Biểu tình ở Tokyo phản đối báo Hàn Quốc đả kích Nhật - 26/05/2013 23:57