Bốn chiến hạm Ấn Độ trở lại Biển Đông, ghé cảng Malaysia, Việt Nam và Philippines
- Chúa Nhật, 26 tháng Năm năm 2013 23:32
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Chiến hạm INS Satpura của Ấn Độ.
wikipedia
Trong khuôn khổ đợt tập huấn mang tên "Triển khai tại hải ngoại", bốn chiếc tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã ghé cảng Port Klang tại Malaysia vào hôm qua trong một chuyến thăm kéo dài 5 ngày.
Sau Malysia, đội chiến hạm Ấn Độ sẽ ghé Việt Nam kể từ thứ Tư 29/05, trước khi tiếp tục chuyến hải hành qua Philippines.
Đội chiến hạm đến hoạt động tại Biển Đông lần này đặc biệt bao gồm chiếc INS Satpura - khu trục hạm tàng hình mới vừa được Hải quân Ấn Độ tiếp nhận - cùng với chiếc INS Ranvijay, tàu khu trục lớp Rajput, hộ tống hạm INS Kirch và tàu tiếp liệu INS Shakti. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên 4 chiếc tàu lên đến hơn 800 người, dưới quyền điều động của Chuẩn Đô đốc Ajit Kumar, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông.
Hai chiếc Satpura và Kirch đến từ Singapore sau khi tham gia cuộc Triển lãm Quốc tế về Quốc phòng Hàng hải, và cuộc Diễn tập Hải quân Song phương Singapore-Ấn Độ.
Riêng hai chiếc Ranvijay và Shakti khởi hành từ Port Blair, Ấn Độ.
Sau Malaysia, bốn chiếm hạm Ấn Độ sẽ lên đường ghé cảng Việt Nam kể từ thứ Tư 29/05, rồi sau đó sẽ đến Philippines.
Theo Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, việc Ấn Độ cho triển khai của các chiến hạm này đến vùng Biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng Năm này đến cuối tháng Sáu tới đây, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quân sự giữa New Delhi với các nước trong khu vực. Ngoài ra chiến dịch này cũng nhằm giới thiệu sức mạnh hải quân của Ấn Độ
Xin nhắc lại là trong những năm gần đây, bất chấp một số hành vi sách nhiễu, hù dọa của Hải quân Trung Quốc, Ấn Độ thường xuyên cho chiến hạm của mình đến hoạt động ở vùng Biển Đông, nơi cường quốc Nam Á này có một số hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ngoài Biển Đông.
Một thỏa thuận ký kết vào tháng Mười năm 2012 giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Ấn Độ ONGC với Việt Nam để thăm dò một lô dầu khí ở vùng biển bị Bắc Kinh tranh chấp là nguyên nhân gây ra khẩu chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Bắc Kinh đã phản đối Ấn Độ và cho rằng mình có chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Tin mới
- Hàng ngàn công nhân gia công cho Nike đòi tăng lương - 28/05/2013 23:22
- Tin tặc Trung Quốc tấn công tình báo Úc - 28/05/2013 23:15
- Liên Hiệp Quốc chứng kiến hòa đàm tại Miến Điện - 28/05/2013 23:08
- Thống đốc California ‘nhức đầu’ vì thặng dư ngân quỹ - 27/05/2013 23:09
- Seoul từ chối đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng - 27/05/2013 21:10
- Thẩm Thúy Hằng bất ngờ tái xuất, sau khi 'ở ẩn' - 27/05/2013 16:33
- Ngoại trưởng Kerry hy vọng về kế hoạch kinh tế cho Palestine - 27/05/2013 04:00
- Phim về tội ác Khmer Đỏ đoạt giải tại Liên hoan Cannes - 27/05/2013 00:12
- Pháp : Biểu tình chống hôn nhân đồng giới trong không khí căng thẳng - 27/05/2013 00:04
- Biểu tình ở Tokyo phản đối báo Hàn Quốc đả kích Nhật - 26/05/2013 23:57
Các tin khác
- Nhật Bản qua mặt Trung Quốc và phương Tây trong việc tài trợ cho Miến Điện - 26/05/2013 22:14
- Pháp tịch thu hơn một triệu gói aspirine dỏm của Trung Quốc - 26/05/2013 22:05
- Nhân viên lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn ăn hối lộ cả triệu đô la - 26/05/2013 01:29
- Thụy Sĩ cũng sẽ "phá cổng thiên đường" trốn thuế ? - 25/05/2013 20:37
- Tổng giám đốc IMF thoát hiểm tư pháp - 25/05/2013 20:28
- Biểu tình chống hôn nhân đồng tính : Paris cảnh báo về nguy cơ bạo động - 25/05/2013 19:40
- Seoul không tin Bình Nhưỡng muốn đàm phán hạt nhân - 25/05/2013 19:34
- Châu Âu bảo hộ mậu dịch : Trung Quốc phản công - 25/05/2013 19:28
- Sập cầu nối liền Hoa Kỳ và một tỉnh của Canada - 24/05/2013 20:26
- Nga thông báo Syria đồng ý tham dự hòa đàm - 24/05/2013 19:15