Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Công luận Pháp chuyển hướng : Phải cứu Macron ?

aovang Macron

Những người "Áo vàng" theo dõi phát biểu của tổng thống Emmanuel Macron qua truyêgn hình hôm 10/12/2018ance.
REUTERS/Philippe Wojazer

Phong trào Áo vàng chống thuế và chủ nhân Điện Elysée là một cuộc khủng hoảng xã hội chưa từng thấy kể từ 1968 khi sinh viên nổi dậy chống tổng thống De Gaulle.

Thế nhưng, cho dù là kẻ « gieo gió gặt bão », là « nguyên thủ bị căm ghét nhất » Emmanuel Macron là tổng thống của chế độ Cộng hòa, do dân bầu lên. Công luận Pháp đang đứng trước hai ngã đường : « Cứu chiến binh Macron » để cứu nước hay « hỏa thiêu chế độ ».

Không hẹn mà nên, sau bài diễn văn « sám hối » và nhượng bộ của tổng thống Pháp hôm thứ Hai vừa qua, trong công luận và một bộ phận đảng phái chính trị lên tiếng kêu gọi « ngưng chiến » để cứu « chiến binh Macron » mượn tựa của một cuốn phim Mỹ nổi tiếng về cuộc đổ bộ ở Normandie.

Báo chí chữa lửa, đả kích cực đoan

Theo sử gia Nicolas Baverez, vị tổng thống 40 tuổi này là cơ may cuối cùng để cải cách đất nước một cách ôn hoà và dân chủ.
Nhưng vì tự cho mình nắm chân lý, vì một số quyết định sai lầm và tuyên bố khiêu khích, tổng thống Macron đã tự đốt cánh đại bàng.

Sau dự án cải cách Liên Hiệp Châu Âu bất thành, nỗ lực thuyết phục Donald Trump trên các hồ sơ quốc tế thất bại, giờ đây khủng hoảng Áo vàng đã làm cho hoài bão canh tân nước Pháp tan thành mây khói.

Macron vô tình đã cùng với phe Áo vàng tạo ra tình trạng hỗn loạn xã hội và chính trị thuận lợi cho các tổ chức cực đoan từ tả đến hữu lên cầm quyền vào năm 2022.
Do vậy, không chỉ nhiệm kỳ của tổng thống Macron bị đe dọa mà nước Pháp cũng đứng trước một tương lai bất trắc, theo nhận định của sử gia Nicolas Baverez trên báo thân hữu Le Figaro hôm thứ ba.

Tuần báo cánh tả l’Obs cũng có cùng quan điểm, nêu đích danh bốn chính trị gia cực hữu, cực tả, xã hội ( Le Pen, Mélenchon,Rufin và Hamon) thổi gió vào lửa nhằm tạo tính chất phiến loạn trong phong trào Áo vàng tranh đấu chống bất công.

Nhà bình luận Serge Raffy cho rằng dù sai lầm tự cho mình là anh lính xung phong, dù sỉ nhục đại tướng tổng tham mưu trưởng, Macron vẫn là tổng thống do dân bầu. Ủng hộ Macron vì chủ nhân Điện Elysée là đại diện của Nhà nước thượng tôn pháp luật, là đại biểu của chế độ Cộng hoà.

Đối lập ôn hoà hạ nhiệt

Công luận địa phương, qua nhận định của nhật báo République des Pyrénées, ở tận phía nam cũng tỏ ra hài lòng khi thấy nhiều lãnh đạo đảng cánh hữu bảo thủ Người Cộng Hòa, cho dù trong vai trò đối lập phê phán các đề xuất mới của tổng thống, đã kêu gọi công luận chống lại xu thế bạo động trong những tuần qua.

Thật ra phe hữu ôn hoà tại Pháp mà đại diện cuối cùng nắm quyền là tổng thống Nicolas Sarkozy,(nhiệm kỳ 2007-2012), đã khá lo âu trước thế mong manh của chế độ dân chủ đối mặt với một phong trào bạo động.

Anh lính Macron đã biết « hòa giải » với các đối thủ hôm qua, giờ đây phải tập trung vào sứ mệnh ban đầu là canh tân đất nước.
 Nước Pháp có bình yên hay không là do mỗi người dân quyết định, cả ba ngòi bút cùng kêu gọi.

Doanh nhân trợ lực

Về phần giới chủ nhân và tài chính, những thành phần bị chỉ tên là « đối tượng được ưu đãi » cũng tìm cách cứu « anh lính Macron ».

Trong cuộc gặp hôm thứ Ba tại Điện Elysée, giới ngân hàng cam kết không tăng tiền dịch vụ trong năm 2019, không tăng tiền phạt đối với khách hàng có thu nhập thấp mà bị thâm thủng tài khoản.

Tập đoàn dầu khí Total cũng thông báo hai biện pháp xoa dịu : tăng lương 3,1% và tặng 1.500 euro tiền thưởng cuối năm cho « tất cả nhân viên tại Pháp ».
Trong phe Áo vàng, những người chấp nhận đối thoại đã lên tiếng kêu gọi ngưng biểu tình.

Nhưng đó không phải là quyết định của những người kêu gọi xuống đường vào thứ bảy tới.
Chưa rõ vụ nổ súng ở Strasbourg sẽ ảnh hưởng như thế nào.

Switch mode views: