Các đại sứ tại Bắc Kinh yêu cầu giải thích hành vi trấn áp người Duy Ngô Nhĩ
- Thứ Năm, 15 tháng Mười Một năm 2018 23:43
- Tác Giả: Thanh Hà
Một người Duy Ngô Nhĩ sống tại Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối Trung Quốc trấn áp cộng đồng thiểu số theo Hồi Giáo, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 06/11/2018.
REUTERS/Murad Sezer
Hãng tin Reuters ngày 15/11/2018 tiết lộ bản thảo một bức thư của 15 đại sứ tại Bắc Kinh gửi đến Bí thư Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc.
Bức thư yêu cầu giải thích về các hành vi trấn áp nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo người Duy Ngô Nhĩ.
Đại sứ Canada, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, Áo, Ailen, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Estonia, Phần Lan, Đan Mạch và đại diện của Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh cùng ký tên vào lá thư nói trên.
Các bên bày tỏ "quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về chính sách của Trung Quốc đối với các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là với người Duy Ngô Nhĩ trong vùng tự trị Tân Cương".
Đại sứ 15 quốc gia vừa nêu yêu cầu được gặp bí thư Tân Cương để được giải thích về hồ sơ này.
Vẫn theo hãng tin Reuters, một bản sao của lá thư gửi đến bí thư Tân Cương đã được các nhà ngoại giao phương Tây gửi đến bộ Ngoại Giao, Công An và ban Đối Ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Trước mắt, chưa một cơ quan chính thức nào của Trung Quốc được Reuters liên lạc bình luận về tin trên.
Ngược lại, về phía Canada, một trong những bên chủ xướng của bức thư gửi đến bí thư tỉnh Tân Cương, bộ Ngoại Giao Canada không bình luận trực tiếp về lá thứ này nhưng một lần nữa nhấn mạnh "quan ngại sâu sắc về những báo cáo liên quan đến các vụ bắt giữ và kiểm soát hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, cũng như các cộng đồng theo đạo Hồi khác tại Tân Cương".
Phản ứng của nhiều nhà ngoại giao phương Tây được đưa ra sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 8/2018 cho biết một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong những trại giam bí mật tại Tân Cương.
Bên cạnh đó còn có khoảng hai triệu khác gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và nhiều sắc tộc thiểu số khác đã bị đưa đến các "trại học tập chính trị" tức là những trại cải tạo cũng tại Tân Cương.
Theo nhận định của hãng tin Anh, sự phối hợp nói trên cho thấy phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước việc Trung Quốc siết chặt gọng kềm tại vùng tự trị Tân Cương.
Về phía Mỹ, Washington muốn trừng phạt nhắm vào bí thư Tân Cương và một số các quan chức, các doanh nghiệp Trung Quốc có liên hệ đến các hành vi chà đạp nhân quyền tại Tân Cương.
Tin mới
- Phó tổng thống Mỹ : Biển Đông không phải của riêng nước nào - 16/11/2018 21:08
- Dù vắng mặt, ảnh hưởng của TT Mỹ vẫn đè nặng trên thượng đỉnh ASEAN - 16/11/2018 20:57
- Nga-Nhật muốn đẩy nhanh đàm phán về hiệp ước hòa bình - 16/11/2018 20:13
- Thủ tướng Anh có nguy cơ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm - 16/11/2018 20:04
- Vụ Khashoggi : Mỹ trừng phạt 17 quan chức Ả Rập Xê Út - 16/11/2018 19:56
- Hỏa hoạn California : 63 người chết, hơn 600 người mất tích - 16/11/2018 19:39
- Pháp có thể cấm tắm nắng nhân tạo vì nguy cơ gây ung thư - 16/11/2018 19:06
- Xu hướng phát triển dân số Việt Nam: Chưa giầu đã già - 16/11/2018 02:59
- Pháp : Vấn nạn cho thuê nhà không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn - 16/11/2018 01:37
- Thượng đỉnh Đông Á: Vắng tổng thống Mỹ, Nga-Trung chiếm thế thượng phong - 15/11/2018 23:52
Các tin khác
- Miến Điện: Người Rohingya vẫn chưa thể hồi hương như dự kiến - 15/11/2018 23:36
- Pháp-Mỹ : "Các đồng minh cần tôn trọng lẫn nhau" - 15/11/2018 23:10
- Nhập cư : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thị sát khu biên giới chung Mêhicô - 15/11/2018 23:01
- Cuba rút hàng ngàn bác sĩ khỏi Brazil - 15/11/2018 21:40
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh nhượng bộ? - 15/11/2018 21:31
- Phong trào chống xăng dầu lên giá dọa phong tỏa nước Pháp - 15/11/2018 21:23
- Israel: Bộ trưởng Quốc Phòng từ chức, thủ tướng Netanyahu bị suy yếu - 15/11/2018 21:16
- « Quân đội châu Âu » và « Sáng kiến can thiệp châu Âu » - 15/11/2018 21:08
- ASEAN cảnh báo "hiệu ứng domino" của chủ nghĩa bảo hộ - 14/11/2018 23:23
- ASEAN - Trung Quốc : Biển Đông vẫn gây cản trở quan hệ - 14/11/2018 23:13