ASEAN muốn Miến Điện quy rõ trách nhiệm về các tội ác ở bang Rakhine
- Thứ Ba, 13 tháng Mười Một năm 2018 21:46
- Tác Giả: Mai Vân
Lãnh đạo ASEAN tại thượng đỉnh lần thứ 33 ở Singapore, ngày 13/11/2018.
REUTERS/Edgar Su
Các quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN họp thượng đỉnh tại Singapore vào hôm nay, 13/11/2018, dự trù yêu cầu Miến Điện quy « trách nhiệm đầy đủ » về các hành vi tội ác tại bang Rakhine ở Miến Điện.
Yêu cầu này được ghi trong một bản dự thảo tuyên bố trình lên cho các lãnh đạo ASEAN thảo luận, phản ánh một quan điểm cứng rắn hơn của khối ASEAN trong hồ sơ nhạy cảm này.
Bản dự thảo tuyên bố của chủ tịch ASEAN mà hãng tin Anh Reuters đọc được khẳng định rằng tình hình tại bang Rakhine, miền bắc Miến Điện, là một « vấn đề đáng quan ngại », và khối ASEAN « kêu gọi Ủy Ban Điều Tra Độc Lập được chính phủ Miến Điện thành lập, tiến hành một cuộc điều tra độc lập và vô tư về các cáo buộc vi phạm nhân quyền và các vấn đề liên quan, đồng thời buộc những kẻ vi phạm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. »
Theo Reuters, lời kêu gọi trên đây có thể sẽ thay đổi khi các lãnh đạo thảo luận vấn đề này, nhưng nếu được thông qua thì đó sẽ là một chuyển biến đáng kể trong cách làm việc của ASEAN, vốn luôn tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên.
ASEAN đã bị buộc phải có thái độ cứng rắn, trong bối cảnh một báo cáo tháng 8 vừa qua của Liên Hiệp Quốc đã công bố chi tiết các vụ giết người hàng loạt và hãm hiếp tập thể với mục đích diệt chủng, khởi sự từ năm 2017, nhắm vào sắc tộc Rohingya tại bang Rakhine, mà thủ phạm là quân đội Miến Điện.
Chính quyền Miến Điện tuy nhiên đã phủ nhận hầu hết các cáo buộc trong bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc. Lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đã bị chỉ trích về cách xử lý cuộc khủng hoảng, nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của quân đội.
Ân Xá Quốc Tế thu hồi giải thưởng
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hôm nay 13/11 cho biết là họ đã thu hồi giải thưởng về nhân quyền cao quý nhất mà họ đã trao tặng trước đây cho bà Suu Kyi.
Theo Amnesty International, lãnh đạo Miến Điện không còn xứng đáng giữ giải thưởng này, vì đã để cho việc vi phạm nhân quyền tiếp diễn, khi không lên tiếng chống tình trạng bạo lực nhắm vào người Rohingya.
Tin mới
- « Quân đội châu Âu » và « Sáng kiến can thiệp châu Âu » - 15/11/2018 21:08
- ASEAN cảnh báo "hiệu ứng domino" của chủ nghĩa bảo hộ - 14/11/2018 23:23
- ASEAN - Trung Quốc : Biển Đông vẫn gây cản trở quan hệ - 14/11/2018 23:13
- Rohingya : Phó tổng thống Mỹ trực tiếp chỉ trích Aung San Suu Kyi - 14/11/2018 18:50
- Vì sao Donald Trump đột ngột nổi giận với đồng nhiệm Pháp ? - 14/11/2018 18:05
- Nga dọa tẩy chay Diễn Đàn Kinh Tế Davos - 14/11/2018 17:28
- Ý cứng rắn duy trì dự thảo ngân sách, bất chấp đề nghị của châu Âu - 14/11/2018 17:18
- Vụ nhà báo Mỹ bị rút giấy phép : CNN kiện Nhà Trắng - 14/11/2018 16:55
- Vụ GS Chu Hảo: Giới nghiên cứu Việt Nam trên thế giới phản đối - 14/11/2018 16:45
- Châu Á, miền đất hứa đang được Nga thăm dò - 13/11/2018 22:06
Các tin khác
- Quan niệm mới ''Ấn Độ - Thái Bình Dương'' : Một thách đố với ASEAN - 13/11/2018 20:31
- Trung Quốc: Một nhóm sinh viên mác-xít bị bắt vì ủng hộ công nhân tranh đấu - 13/11/2018 19:48
- Hàn Quốc trấn an về các bức ảnh vệ tinh căn cứ tên lửa Bắc Triều Tiên - 13/11/2018 19:40
- Pháp tưởng niệm các vụ khủng bố Paris ngày 13 tháng 11 - 13/11/2018 19:32
- Mỹ: Hỏa hoạn dữ dội tại California đã khiến hơn 40 người thiệt mạng - 13/11/2018 19:08
- Syria : Assad sửa luật có thể khiến hàng triệu người mất nhà - 13/11/2018 18:55
- Dân Paris uống rượu vang nhiều nhất thế giới - 13/11/2018 18:09
- Cháy rừng California: 31 người thiệt mạng, 200 người mất tích - 13/11/2018 00:55
- Hồ sơ Rohingya nổi cộm tại Thượng Đỉnh ASEAN ở Singapore - 13/11/2018 00:20
- Bài học Thế Chiến: Guterres, Merkel báo động hoà bình bị đe dọa - 13/11/2018 00:00