TT Hàn Quốc cố thuyết phục Paris "nương tay" với Bình Nhưỡng
- Thứ Hai, 15 tháng Mười năm 2018 19:06
- Tác Giả: Mai Vân
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2 từ phải) thăm Paris ngày 14/10/2018.
FRANCOIS GUILLOT / AFP
Đến Paris từ hôm 13/10/2018 trong khuôn khổ một chuyến công du cấp Nhà nước sẽ kéo dài 4 ngày, theo chương trình dự kiến, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có cuộc họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron vào tối nay 15/10.
Trước buổi gặp, phía Hàn Quốc đã liên tiếp tung ra tín hiệu, xác nhận trọng tâm của Seoul là cố gắng thuyết phục Paris đồng ý giảm nhẹ cấm vận Bình Nhưỡng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đề cập đến các chủ đề tâm đắc của Pháp là khí hậu và sáng tạo công nghệ.
Trong bài phỏng vấn công bố hôm nay, 15/10 trên tờ Le Figaro, một nhật báo lớn tại Pháp, tổng thống Hàn Quốc đã nhấn mạnh trên điều được ông khẳng định là « thái độ thành thật » của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, một người mà ông cho là « đã có một cái nhìn rõ ràng về hòa bình và thịnh vượng ở cả hai miền Nam và Bắc Triều Tiên », và có quyết tâm « dồn toàn lực vào việc phát triển đất nước của ông, không cần đến vũ khí hạt nhân ».
Tuy nhiên, tổng thống Moon Jae In cũng nhấn mạnh rằng ông Kim Jong Un sẵn sàng phi hạt nhân hóa « với điều kiện là chế độ của ông ấy được bảo đảm » về mặt an ninh.
Xuất phát từ nhận định đó, tổng thống Hàn Quốc cho rằng đã đến lúc mà cộng đồng quốc tế phải đáp ứng các cố gắng mà Bắc Triều Tiên đã phải khó khăn lắm mới đồng ý được, và « bảo đảm sao cho ông Kim Jong Un thấy được rằng ông ấy đã quyết định đúng khi chấp nhận phi hạt nhân hóa, đồng thời hỗ trợ ông ấy trong ý muốn có được một nền hòa bình bền vững ».
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay đã không ngần ngại nêu bật mong muốn cụ thể của tổng thống Hàn Quốc là cộng đồng quốc tế nên nghĩ đến việc giảm nhẹ, và thậm chí là hủy bỏ hẳn một số cấm vận đối với Bắc Triều Tiên.
Về mục đích chuyến đi Pháp, hãng Yonhap đã trích nguyên văn lời của ông Moon Jae In:
« Tôi sẽ yêu cầu Pháp, vốn là ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng thời là một thành viên chủ chốt của Liên Hiệp Châu Âu, là cần hậu thuẫn cho tiến trình phi hạt nhân hóa và thiết lập một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên ».
Theo các nhà phân tích, nỗ lực thuyết phục Pháp rất cần thiết vì lẽ cho đến nay, Paris vẫn có thái độ thận trọng trước quyết tâm phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng.
Hãng tin Anh Reuters đã nêu bật quan điểm hoài nghi của bộ Ngoại Giao Pháp.
Một ghi nhận công bố hôm 24/09 vừa qua trên trang web của ngành ngoại giao Pháp vẫn nhấn mạnh trên rằng Bình Nhưỡng chưa thực hiện các bước cụ thể nhằm hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Nước Pháp vẫn quan ngại trước việc « Bắc Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và đạn đạo, được chứng minh trong các báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc.
Pháp tin rằng các chương trình đó tiếp tục đặt ra một mối đe dọa ở bên trong và bên ngoài châu Á ».
Tin mới
- Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt Iran - 17/10/2018 16:25
- Canada chính thức cho phép mua bán cần sa - 17/10/2018 16:18
- Tổng thống Macron : Pháp chưa thể có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng - 17/10/2018 03:34
- Mỹ-Triều : Bình Nhưỡng tố cáo « quỷ kế » của Washington - 17/10/2018 02:49
- Miến Điện : Nhiều trang Facebook của quân đội mang thông điệp thù hận bị đóng - 17/10/2018 02:29
- Pháp: cải tổ nội các sâu rộng sau hai tuần bế tắc - 16/10/2018 18:45
- Giáo hội Chính thống giáo rạn nứt từ những hiềm khích chính trị - 16/10/2018 15:56
- Vụ nhà báo mất tích : Nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út khám soát tòa lãnh sự của Riyad - 16/10/2018 14:26
- Công nhận Jerusalem : thủ tướng Úc trấn an trước áp lực - 16/10/2018 14:04
- Paul Allen, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft qua đời - 16/10/2018 13:44
Các tin khác
- Pháp: Chìa khóa giúp tháo gỡ cô lập ngoại giao cho Bình Nhưỡng? - 15/10/2018 18:54
- Dự án giao thông sắt, bộ nối Nam-Bắc Triều Tiên sắp khởi công - 15/10/2018 18:35
- Giáo hoàng hy vọng đi thăm Bắc Triều Tiên vào mùa xuân tới - 15/10/2018 17:40
- Trung Quốc than phiền về những tín hiệu "lộn xộn" từ Washington - 15/10/2018 16:48
- Tự do mậu dịch: châu Âu và Việt Nam chạy đua với thời gian - 15/10/2018 16:03
- Động đất - sóng thần: Ngân Hàng Thế Giới trợ giúp 1 tỷ đô la cho Indonesia - 14/10/2018 22:03
- Tổng thống Hàn Quốc công du Pháp tìm hậu thuẫn cho hòa bình Triều Tiên - 14/10/2018 21:47
- Malaysia: Ứng viên thủ tướng tương lai đắc cử dân biểu - 14/10/2018 20:01
- Cam Bốt sẵn sàng tái lập chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích - 14/10/2018 18:48
- Hội Đồng Nhân Quyền LHQ: Nhiều thành viên mới bị tố "thiếu tư cách" - 13/10/2018 23:16