Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Di dân bất hợp pháp Ấn Độ tăng vọt, bị Di Trú Mỹ bắt nhiều nhất

ICE-bien phong

Nhân viên Biên Phòng Mỹ tuần tiễu vùng biên giới với Mexico. (Hình: John Moore/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Con số người Ấn Độ bị bắt vì vào Mỹ bất hợp pháp tới nay đã tăng gấp ba trong năm 2018, khiến họ trở thành một trong những sắc dân bị cơ quan di trú Mỹ bắt nhiều nhất, theo tin từ Cơ Quan Quan Thuế và Biên Phòng Mỹ (CBP) hôm Thứ Sáu, ngày 28 Tháng Chín.

Phát ngôn viên CBP, ông Salvador Zamora, nói rằng dù phải trả cho thành phần đưa người số tiền từ $25,000 tới $50,000, ngày càng có nhiều người Ấn Độ tìm cách vượt biên giới từ Mexico vào Mỹ và xin tị nạn với lý do bị ngược đãi nơi quê nhà.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Reuters, ông Zamora nói nhiều người đưa ra được các chứng cớ cho thấy họ bị ngược đãi, nhưng có rất nhiều người khác là thành phần di dân kinh tế với các bằng cớ giả tạo khiến làm tràn ngập hệ thống cứu xét hồ sơ, gây ra rủi ro là các trường hợp chính đáng bị vùi lấp trong núi hồ sơ giả.

Tòa đại sứ Ấn Độ tại Washington, DC và tòa lãnh sự ở San Francisco không có lời bình luận gì về tình trạng này.
Theo ông Zamora, cơ quan CBP dự trù là vào cuối tài khóa năm nay, chấm dứt ngày 30 Tháng Chín, trong hồ sơ sẽ cho thấy có  khoảng 9,000 người Ấn Độ bị bắt, so với con số 3,162 người trong tài khóa 2017.

Cũng theo ông Zamora, khoảng 4,000 người Ấn Độ vào Mỹ bất hợp pháp trong năm nay đều đi qua một đoạn biên giới dài khoảng 3 dặm (chừng 4.8 cây số) ở Mexicali.

“Vì lý do nào đó, người ta loan truyền với nhau rằng Mexicali là nơi an toàn để vượt biên giới vào Mỹ,” ông Zamora tiết lộ.
Ông Zamora nói rằng sau khi bị bắt giữ, những di dân Ấn Độ này được thành phần buôn người đóng tiền thế chân để được tại ngoại hậu tra.

Thành phần này sau đó buộc họ phải làm việc bất hợp pháp tại các nơi làm ăn buôn bán như cây xăng, khách sạn, tiệm bán lẻ… để trả nợ tiền đưa vượt biên vào Mỹ cũng như tiền thế chân. (V.Giang)

Switch mode views: