Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện : Người Rohingya đòi công lý sau một năm phiêu bạt

myanmar-rohingya

Người tị nạn Rohingya tại trại Kutupalong(Bangladeshe) biểu tình tố cáo cuộc sống bất an nhân 1 năm bị đàn áp phải chạy tị nạn khỏi Miến Điện, này 25/08/2018.
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Cách đây đúng một năm, ngày 25/08/2017, loạt tấn công của phiến quân Rohingya nhắm vào các đồn biên phòng đã gây ra một đợt trấn áp đẫm máu do quân đội Miến Điện tiến hành.

Khoảng 700.000 người Rohingya Hồi Giáo phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn.
Liên Hiệp Quốc lên án hành động « thanh lọc chủng tộc ».

 Dù Miến Điện và Bangladesh đã ký một thỏa thuận về di dân Rohingya, nhưng tiến trình hồi hương vẫn giậm chân tại chỗ.
Từ một năm nay, người Rohingya sống trong điều kiện thiếu thốn, bất an tại các trại tạm trú ở Cox’s Bazar, phía đông nam Bangladesh.

Đặc phái viên RFI Eliza Hunt tường trình :

Trong một túp lều bằng tre khoảng 10 mét vuông, được ngăn đôi bằng một tấm vách, đây có vẻ là tổ ấm của một gia đình có 10 người con. Nhưng với bà mẹ Aicha, đây chưa phải là điều khó khăn nhất.

Bà kể : "Cuộc sống của chúng tôi ở đây thật kinh khủng. Đây không phải là nơi an toàn cho phụ nữ và trẻ con, nhất là vào ban đêm.
Không an toàn chút nào. Quân nhân Bangladesh rời trại khi màn đêm buông xuống. Và chúng tôi rất sợ ".

Vào rừng kiếm củi cũng rất nguy hiểm. Em trai bà đã bị người dân địa phương đâm vào tuần trước.
Dù điều kiện sống ở trại tạm cư rất khó khăn, nhưng với chồng của bà Aicha, ông Nabil, từng bị quân đội Miên Điện tra tấn vào năm 2017, thì không có chuyện hồi hương.

Ông nói : "Chính phủ đã nói dối chúng tôi quá nhiều. Họ rất giỏi trong chuyện lời nói gió bay, hành động không đi đôi với tuyên bố.
Họ khẳng định sẵn sàng đón nhận chúng tôi, nhưng nếu không đảm bảo an ninh và quyền công dân cho chúng tôi, rõ ràng là họ không thành tâm !"

Trong khi chờ đợi, gia đình người Rohingya này sống nhờ vào trợ giúp của các tổ chức nhân đạo vì họ không có quyền làm việc ở Bangladesh, thậm chí không được phép rời khỏi trại.

Switch mode views: