Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Giáo viên vô đạo đức: bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng

Theo tin từ Việt Nam, tại Trường Tiểu học An Đồng, Huyện An Dương (Hải Phòng), một cô giáo đã phạt học sinh của mình phải uống nước giặt giẻ lau bảng vì cháu này đã nói chuyện trong lớp học. Sự việc đó đã khiến dư luận Việt Nam phản ứng gay gắt trong mấy ngày qua, và là dấu hiệu cho thấy ngành giáo dục nước này đang bị suy thoái đạo đức từ cấp cao xuống cấp thấp, trong đó có cả giáo viên.

chau phuong_anhTheo câu chuyện, gia đình cháu Phạm Phương A. (giấu tên), học sinh lớp 3A5, được một số bạn học của cháu đến mách lại rằng cháu vừa bị cô giáo chủ nhiệm phạt phải uống nước giặt giẻ lau bảng. Sau đó, cha mẹ cháu gặng hỏi thì Phương A. mới kể lại và cho biết sự việc đã xảy ra từ nhiều ngày trước đó, nhưng cháu sợ không dám kể với gia đình.

Quá tức giận, gia đình cháu Phương A. đã đến nói chuyện với hiệu trưởng của trường. Và sự việc được điều tra. Ngay lập tức, cô giáo "trời ơi" này bị nhà trường sa thải, và phải xin lỗi cháu học sinh nói trên cùng gia đình.

Người giáo viên đó là Nguyễn Thị Minh Hương, sinh năm 1993, có bằng đại học kinh tế và có thêm bằng đại học sư phạm tiểu học. Tìm hiểu sâu hơn về gia thế, người ta biết rằng, cô Hương này là con gái của bà Phó phòng Giáo dục Đào tạo Huyện An Dương (Hải Phòng), cơ quan quản lý ngành giáo dục của địa phương.

Tuy nhiên, ông trưởng cơ quan này lại "nói đỡ" cho bà phó của mình rằng: "Bây giờ ai làm thì người đó chịu, chúng ta cũng không nên đặt vấn đề con cái ai cả... không nên nói con ông nọ, bà kia. Nói như vậy, đôi khi không cần thiết".

nu-sinh-7585-1521776724-6991-1522979132Cũng trong một sự việc diễn ra song song, tại lớp 11A1 của Trường Trung học Long Thới, Huyện Nhà Bè (Sài Gòn), một cô giáo môn toán là Trần Thị Minh Châu, suốt ba tháng qua, lên lớp mà dạy theo kiểu "không nói gì", cô này chỉ viết bài lên bảng và bắt học sinh tự chép, tự học với lý do "sợ bị thu âm". 

Sự việc bùng nổ ra dư luận khi một nữ sinh của lớp đó phải bật khóc kể lại với lãnh đạo ngành giáo dục Sài Gòn. 

Thế nhưng, sau đó, cô giáo Châu thì được đi dạy lại bình thường, còn em học sinh lên tiếng ấy phải chuyển sang trường khác để học vì chịu quá nhiều áp lực từ mọi phía, đặc biệt là nhà trường này, họ sợ "không có thành tích thi đua tốt". Em lo ngại bị các giáo viên không có thiện cảm và bạn bè cô lập mình.

Switch mode views: