• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-07 17:38:58') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-07 17:38:58') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 184 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Miến Điện: 2 nhà báo Reuters bị bắt vì đã điều tra về người Rohingya

myanmar-journalists

Nhà báo Reuters Wa Lone bị cảnh sát áp tải tại phiên tòa ở Rangoon (Miến Điện) ngày 01/02/2018.
REUTERS/Jorge Silva

Hai nhà báo của Reuters bị bắt tại Miến Điện từ hai tháng qua vì họ đã tiến hành điều tra vụ quân đội và một số Phật tử đã giết hại 10 người Rohingya.

Hãng tin Reuters vào ngày hôm qua, 08/02/2018, đã cho biết như trên sau khi công bố các chi tiết cuộc điều tra của hai nhà báo nói trên.
Chính vì tiến hành điều tra vụ này mà Wa Lone, 31 tuổi và Kyaw Seo Oo, 27 tuổi, đã bị cảnh sát Miến Điện bắt giữ ngày 12/12/2017.

Từ sau vụ bắt hai nhà báo của Reuters, chính quyền Miến Điện, dưới sự lãnh đạo của giải Nobel Hòa Bình, bà Aung San Suu Kyi đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vi phạm quyền tự do báo chí.

Vài ngày sau vụ bắt giữ hai nhà báo, quân đội Miến Điện đã thừa nhận là binh sĩ và một Phật tử tại khu làng Inn Dinn, bang Rakhine, phía tây Miến Điện, đã lạnh lùng hạ sát 10 Rohingya và vùi vào một hố chôn tập thể.
 Theo quân đội Miến Điện, đó là những kẻ khủng bố.

Trong cuộc điều tra, hai nhà báo Miến Điện đã gặp những Phật tử dường như tham gia vào vụ thảm sát, thu thập được nhiều bức ảnh chụp lúc bắt giữ 10 người Rohingya và sau khi họ bị hạ sát.

Trước đó, báo chí hoặc các tổ chức phi chính phủ chỉ thu thập được các lời chứng của những người còn sống sót, chạy tị nạn sang Bangladesh.
Hãng tin Reuters cho rằng cuộc điều tra của các nhà báo Reuters về vụ thảm sát ở Inn Dinn đã thúc đẩy cảnh sát Miến Điện bắt giữ hai phóng viên của hãng này.

Cho đến trưa nay, AFP chưa liên lạc được với người phát ngôn của chính phủ Miến Điện để hỏi về vụ này.
Xin nhắc lại, từ tháng 08/2017, gần 690 ngàn người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine Miến Điện đã phải chạy sang Bangladesh tị nạn.
Họ tố cáo quân đội Miến Điện và lực lượng dân quân Phật giáo tiến hành các vụ hãm hiếp, tra tấn và giết người tại bang này.

Switch mode views: