Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liên Hiệp Châu Âu ký hiệp ước hợp tác quân sự

eu-defence


Bộ trưởng Quốc Phòng Bỉ Didier Reynders (phải) và lãnh đạo ngoại giao châu Âu Federica Mogherini, 13/11/2017.
REUTERS/Yves Herman

Thêm một bước tiến mới để thúc đẩy dự án phòng thủ chung của Liên Hiệp Châu Âu.

Ngày thứ hai 13/11/2017, Pháp-Đức cùng với 21 thành viên Liên Hiệp Châu Âu ký kết một « hiệp ước hợp tác quân sự » với 20 cam kết để vực dậy kế hoạch phòng thủ châu Âu, bị dậm chân tại chỗ từ 60 năm qua.

Theo AFP, tại Bruxelles, 23 ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu ký tổng cộng « 20 cam kết » hợp tác phát triển vũ khí và trợ giúp nhau trong các chiến dịch quân sự ngoài châu Âu.

Trong giai đoạn đầu, đã có 50 chương trình cụ thể đã được đề nghị trong « hiệp ước hợp tác cơ cấu và thường trực » gọi tắt là CSP.
 Đây là một bước tiến « lịch sử », theo nhận định của lãnh đạo ngoại giao châu Âu Federica Mogherini.

Trong giai đoạn đầu, 23 nước thành viên sẽ thực hiện các đề án cùng chế tạo xe tăng, vệ tinh, máy bay và drone.

Từ khi dự án CED « Cộng đồng châu Âu phòng thủ chung » bị thất bại cách nay 60 năm, Liên Hiệp Châu Âu luôn dậm chân tại chỗ và chỉ trong cậy vào ô dù của NATO và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, từ ba năm qua, một loạt sự kiện từ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée, khủng hoảng nhập cư, Brexit và một tổng thống Mỹ như Donald Trump, đã buộc các nước châu Âu phải gạt qua một bên tâm lý ích kỷ, bảo vệ công nghệ vũ khí, để cùng hợp tác với nhau.

Theo AFP, tuy cùng thúc đẩy dự án phòng thủ chung, nhưng Đức và Pháp có hai nhãn quan khác nhau.
Berlin muốn tập trung vào chế tạo vũ khí để có thể huy động nhiều thành viên châu Âu gia nhập.
Trong khi đó, Paris muốn về lâu về dài châu Âu phải can thiệp chung vào những « nhiệm vụ bất trắc » ở ngoài biên giới.

Luân Đôn, do rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu, không còn cản đường dự án phòng thủ chung, mà cũng không có quyền tham gia.
 Tuy nhiên, theo Reuters, với nền công nghệ vũ khí và hàng không hiện đại, Anh Quốc có cơ may gia nhập dự án này trong tương lai.

Trong số 5 thành viên còn lại, Đan Mạch dứt khoát đứng ngoài. Ba Lan, Áo, Ailen và Malta chưa quyết định.

Switch mode views: