Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Người tị nạn Rohingya ngừng chạy sang Bangladesh

myanmar-rohingya 5

Những đứa trẻ Rohingya trong trại tị nạn Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 21/09/2017.
REUTERS/Cathal McNaughton

Hàng trăm nghìn người sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi phải chạy nạn sang Bangladesh trong những tuần qua, do bị quân đội Miến Điện đàn áp.

Cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ chính quyền Naypyidaw.
Giới chức Bangladesh, hôm nay 23/09/2017, cho biết dòng người tị nạn dường như đã ngừng lại.

Chỉ huy biên phòng Bangladesh, ông Manzurul Hasan Khan, thông báo : « Những ngày vừa qua không có người Rohingya nào vượt qua biên giới ».

Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng xác nhận hiện tượng nói trên. Song cả Bangladesh và Liên Hiệp Quốc đều không đưa ra lời giải thích nào cho sự việc này.
 Ước tính cho đến nay có khoảng 429 000 người Rohingya tị nạn ở Bangladesh.

Hôm qua, điều phối viên của Liên Hiệp Quốc thường trú tại Dacca, Robert D.Watkins, cho biết cơ quan này ước tính cần 200 triệu USD để hỗ trợ những người tị nạn Rohingya trong vòng 6 tháng tới.
 Tuy nhiên, theo ông, con số này mới chỉ là dự kiến được tính toán dựa trên những nhu cầu cấp bách và chưa được khẳng định chính thức.

Hơn nữa, Liên Hiệp Quốc cũng không muốn đưa ra những bản kế hoạch quá dài hạn, vì « điều này có thể… gửi đi thông điệp chính trị là… những người này sẽ còn ở lại đây lâu dài », điều mà tổ chức này không hề muốn.

Sau nhiều chỉ trích và áp lực từ quốc tế, tình hình tại bang Rakhine dường như đã có một số biến chuyển.
Căng thẳng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, song nhiều rắc rối vẫn tiếp diễn ở bang Rakhine.

Hôm nay, chỉ huy quân đội Miến Điện cáo buộc các chiến binh Rohingya là thủ phạm một vụ nổ bom trước một nhà thờ Hồi Giáo.
 Trong khi đó, một tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án quân đội gây ra hỏa hoạn trong khu vực để ngăn cản những người tị nạn hồi hương.

Làn sóng tị nạn của người Rohingya bùng lên từ ngày 25/08, sau khi một số nhóm nổi dậy sắc tộc này tấn công vào nhiều trạm biên phòng Miến Điện.

Liên Hiệp Quốc tố cáo chiến dịch « thanh lọc sắc tộc » của chính quyền Miến Điện nhắm vào cộng đồng Rohingya 1,1 triệu người, vốn bị cư dân Miến Điện 90% theo Phật Giáo coi là người nước ngoài.

Người Rohingya được coi là một trong các sắc tộc bị truy bức nhất thế giới.

Switch mode views: