Nga kết án tù nhà đối lập Navalny vì biểu tình chống tham nhũng
- Thứ Ba, 28 tháng Ba năm 2017 01:45
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Nhà đối lập Nga Alexeï Navalny (phải) bị đưa ra tòa án Mátxcơva sáng ngày 27/03/2017.
REUTERS/Maxim Shemetov
Trong một phiên tòa cấp tốc mở ra hôm 27/03/2017, chính quyền Nga đã kết án nhà đối lập Alexei Navalny 15 ngày tù vì tội tổ chức biểu tình.
Bản án được đưa ra đúng một hôm sau ông bị bắt trong cuộc biểu tình rầm rộ tại thủ đô Mátxcơva chống tệ nạn tham nhũng.
Theo hãng AFP, đối thủ số một của điện Kremlin nằm trong số hơn một ngàn người bị câu lưu vào hôm qua.
Ông đã bị áp tải đến tòa án Tverskoy ở trung tâm Mátxcơva dưới sự chứng kiến của các nhà báo và khoảng 20 ủng hộ viên.
Trung thành với thái độ bất khuất của mình, Navalny đã gởi đi một tin nhắn Twitter đề cập đến chính quyền Nga và khẳng định : " Sẽ có ngày mà chính chúng ta là những người xét xử họ (và lúc đó là một cách trung thực)".
Là người đã huy động phong trào xuống đường vào hôm qua để chống tệ nạn tham nhũng nơi giới có quyền có chức, ông Navalny đã bị bắt ngay khi cuộc biểu tình ở Mátxcơva vừa bắt đầu.
Ông bị buộc vào tội danh kêu gọi biểu tình dẫn đến xáo trộn trật tự công cộng và đã bị kết án 15 ngày tù. Alexei Navalny còn bị phạt vạ 20 nghìn rúp (tương đương với 340 đô la).
Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Nga trả tự do ngay lập tức cho những người biểu tình bị bắt, trong đó có ông Navalny.
Tuy nhiên, vào hôm nay, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ các lời kêu gọi này.
Theo các nhà quan sát, phong trào biểu tình vào hôm qua 26/03 có hai yếu tố mới : Có rất nhiều cuộc biểu tình ở các tỉnh, thường khi khá yên tĩnh, và độ tuổi trung bình của những người biểu tình đã trẻ đi một cách đáng kể, với sự tham gia của rất nhiều thanh niên sinh ra hồi đầu thế kỷ.
Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Muriel Pomponne tại Mátxcơva, vào hôm qua, hàng chục ngàn người đã đáp ứng lời kêu gọi biểu tình tại hơn 90 thành phố Nga.
Riêng tại Matxcơva đã có khoảng 20.000 người, và thông tín viên RFI đã có mặt tại chỗ để ghi nhận các phản ứng :
Một cuộc tuần hành chống tham nhũng đơn thuần đã dần dần biến thành một cuộc biểu tình mang màu sắc chính trị rõ nét.
Một số thanh niên, vốn chỉ biết duy nhất một tổng thống là Putin, đã bày tỏ thái độ chán ngán trước nạn tham nhũng.
Họ tố cáo chính quyền lún sâu vào những vụ tham nhũng, và cho rằng đã đến lúc phải thay đổi.
Một thanh niên giải thích: « Mọi người xuống đường để chất vấn về tài sản của thủ tướng Medvedev. Biểu tình bị cấm đoán trong lúc chúng tôi chỉ muốn có câu trả lời.
Tại châu Âu, khi bất bình thì người ta còn có quyền xuống đường, còn ở nước Nga này mọi việc đều bị ngăn cản, và chúng tôi có nguy cơ bị tống vào tù ».
Vào hôm qua, đi ngoài đường với cờ Nga trên tay là có nguy cơ bị bắt giữ.
Lại càng nguy hiểm hơn nếu có một đôi giầy basket hay một con vịt màu vàng, biểu tượng của cuộc điều tra do ông Alexei Navalny khởi xướng về tài sản của thủ tướng Nga.
Một người đàn ông đi cùng với đứa con, mang theo một tấm áp phích với con vịt màu vàng giải thích : « Tấm biển này muốn nói là nếu chúng tội tiếp tục im lặng thì con cái chúng tôi sẽ không có tương lai, trong một đất nước mà tương lai chỉ dành cho con cái những người hiện đang cướp phá đất nước ».
Thế nhưng, hành động biểu tình bị nghiêm cấm, và người kêu gọi xuống đường, ông Alexei Navalny đã bị bắt.
Điều này khiến người biểu tình tức giận. Họ đã hô to khẩu hiệu : « Nước Nga không Putin »
Cảnh sát chống bạo động đã lao vào bắt giữ hàng trăm người biểu tình, nhiều khi một cách thô bạo, trong lúc khẩu hiệu chống Putin vẫn vang lên ở quảng trường Pouchkine đông nghẹt người.
Chính quyền nêu con số 8000 người biểu tình.
Trong thực tế, số người tham gia đông hơn gấp đôi, chưa kể đến số người xuống đường tại hơn 90 thành phố ở các tỉnh, điều chưa từng thấy ở Nga từ năm 2012.
Tin mới
- Trung Quốc xác nhận vụ bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền Đài Loan - 29/03/2017 17:26
- Công du Indonesia, tổng thống Pháp ca ngợi Hồi Giáo “bao dung” - 29/03/2017 17:20
- Biển Đông : Manila và Bắc Kinh sẽ đàm phán trực tiếp vào tháng Năm - 29/03/2017 17:10
- Bắc Kinh yêu cầu Paris bảo vệ công dân Trung Quốc - 29/03/2017 17:04
- Miến Điện: Năm cầm quyền đầu tiên đầy khó khăn của Aung San Suu Kyi - 29/03/2017 16:16
- Liên Hiệp Anh bay vào vùng gió lốc - 29/03/2017 03:43
- Trung Quốc sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người - 29/03/2017 02:31
- Malaysia muốn mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp - 29/03/2017 02:24
- AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa - 29/03/2017 02:01
- « Cuộc chiến bánh mì » dữ dội ở Venezuela - 28/03/2017 02:14
Các tin khác
- Mỹ : Do đâu chính quyền Trump không khai tử được Obamacare ? - 28/03/2017 01:36
- Bầu cử tổng thống Pháp : Ứng viên Xã Hội kêu " bị đâm sau lưng" - 28/03/2017 00:54
- Chiến hạm lớn nhất của Nhật từ thời Đệ nhị thế chiến sẽ thăm Philippines - 28/03/2017 00:45
- Tổng thống Hollande đặt nền móng cho chiến lược mới của Pháp với Châu Á - 27/03/2017 16:52
- Miến Điện : Tư lệnh quân đội biện minh cho chiến dịch ở Rakhine - 27/03/2017 16:43
- New Zealand và Trung Quốc : Sẽ mở rộng tự do mậu dịch - 27/03/2017 16:37
- Bầu cử cấp vùng tại Đức, bài trắc nghiệm cho thủ tướng Merkel - 27/03/2017 03:00
- Đông Timor: Một biểu tượng phong trào kháng chiến đắc cử tổng thống - 27/03/2017 02:49
- Một người Việt thiệt mạng trong một trung tâm di trú Nhật Bản - 27/03/2017 01:31
- Tổng thống Pháp công du Đông Nam Á với trọng tâm kinh tế - 27/03/2017 00:36