Lập trường Biển Đông của tổng thống Philippines : Trắc nghiệm Hà Nội
- Thứ Sáu, 30 tháng Chín năm 2016 16:58
- Tác Giả: Trọng Thành
Tổng thống Philippines Duterte tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, 28/09/2016.
REUTERS/Kham
Tổng thống Philippines có chuyến công du Việt Nam trong hai ngày, hôm qua 28 và hôm nay 29/09/2016.
Theo nhiều nhà quan sát, chuyến đi này là một trắc nghiệm đối với chính sách Biển Đông của tổng thống Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines đã thảo luận với phía Việt Nam về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, về vụ Manila kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Việt Nam là chuyến công du nước ngoài thứ tư của tổng thống Philippines kể từ khi nhậm chức.
Việt Nam - một trong các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông - được coi là đồng minh tiềm tàng với Manila trong thế đối đầu với Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Duterte ngày hôm qua trước chuyến công du rất quan trọng này, « chúng tôi sẽ tìm cách xác định các không gian mới nổi lên cho các hợp tác, đặc biệt trong vấn đề an toàn hàng hải và thực thi luật pháp (quốc tế) ».
Tổng thống Philippines tin tưởng rằng « sự hội tụ của các lợi ích chiến lược » là điều rất quan trọng đối với « các quốc gia biển với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ».
Theo báo chí Philippines, bộ Ngoại Giao Philippines cho biết ông Duterte sẵn sàng thảo luận về các tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trong chuyến công du này.
Trong khi đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao khẳng định bất cứ trao đổi nào cũng sẽ phải tập trung vào vấn đề duy trì hòa bình và ổn định của khu vực (tờ Manila Times).
Theo Bloomberg, trước phán quyết lịch sử của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016, bác bỏ phần lớn yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, hai quốc gia ASEAN Việt Nam và Philippines đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy lập « một mặt trận chung để đối đầu với Trung Quốc », trong khi Bắc Kinh chỉ chấp nhận đàm phán song phương.
Tuy nhiên, điều gây bất ngờ đối với nhiều người là, sau thắng lợi tại La Haye, trong bối cảnh Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết và đe dọa sử dụng vũ lực, tổng thống Duterte đã tỏ ra rất mềm mỏng với Trung Quốc và thường đưa ra các quan điểm có vẻ đi ngược lại với phán quyết.
Ông Duterte khẳng định sẵn sàng thương lượng trực tiếp với Bắc Kinh, khác hẳn với tổng thống tiền nhiệm Aquino III, và ưu tiên đẩy mạnh các quan hệ thương mại với Trung Quốc, vốn là đối tác kinh tế số một của Manila.
Tổng thống Philippines có nhiều tuyên bố được coi là phá vỡ cục diện vốn có tại Biển Đông, với kêu gọi hợp tác mạnh mẽ hơn với Trung Quốc trong khi liên tục tấn công Hoa Kỳ, vốn là đồng minh trụ cột lâu đời của Manila.
Thảo luận với Việt Nam về phán quyết La Haye
Theo báo mạng Philippines Rappler.com, trong cuộc hội đàm với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang hôm nay, 29/09, hai bên đã nhất trí tiếp tục tiến trình « pháp lý và ngoại giao » để giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông.
Hai bên cũng nhất trí phải nhanh chóng thúc đẩy cho ra đời của Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), có tính ràng buộc về pháp lý.
Lập trường của Việt Nam và Philippines là « hội tụ » (convergent), chứ không « xung đột », theo ngoại trưởng Philippines.
Tổng thống Philippines đã thảo luận với phía Việt Nam về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, phán quyết mà ông gọi là « con át chủ bài » (ace card) trong cuộc chơi với Trung Quốc (*).
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nhấn mạnh tổng thống cam đoan là sẽ đề cập với Trung Quốc về phán quyết này « vào một thời điểm nhất định ».
Năm 2017, Philippines sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ASEAN và nước chủ nhà Thượng đỉnh ASEAN. Tiếng nói của Manila trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông sẽ rất có ý nghĩa đối với khu vực.
Philippines nhiều lần nhấn mạnh, cần phải coi phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực làm nền tảng cho các thương lượng song phương với Bắc Kinh.
----
(*) « Con át chủ bài » cũng là từ mà tổng thống Philippines từng sử dụng để nói về phán quyết này trong phiên họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 27/07/2016. Trong buổi họp đó, tổng thống Rodrigo Duterte đã bày tỏ lòng biết ơn đối với người tiền nhiệm Benigno Aquino III về thắng lợi lịch sử ngày 12/07 trong vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông ra Tòa Trọng Tài Thường Trực.
Tin mới
- ‘Từ già tới trẻ đều chết dần, chết mòn’ - 30/09/2016 23:44
- Nobel kinh tế Robert Shiller : Chưa có ai lừa đảo như Trump - 30/09/2016 23:33
- Chiến đấu cơ Pháp xuất kích từ hàng không mẫu hạm oanh kích Daech - 30/09/2016 22:21
- Gần 4.000 thường dân thiệt mạng do Nga không kích - 30/09/2016 21:35
- Tầu thăm dò Rosetta « tự sát » trên sao chổi Tchouri - 30/09/2016 21:22
- Ấn Độ di tản hàng ngàn dân làng sát biên giới Pakistan - 30/09/2016 20:38
- Trung Quốc : Cựu bí thư Quảng Châu bị tù chung thân vì tham nhũng - 30/09/2016 20:19
- Hàn Quốc chận tàu cá Trung Quốc, ba ngư dân chết ngạt - 30/09/2016 20:12
- Hàn Quốc chuyển vị trí đặt lá chắn tên lửa THAAD - 30/09/2016 17:10
- Ashton Carter : Quan hệ Mỹ-Philippines vẫn rất vững chắc - 30/09/2016 17:05
Các tin khác
- Việt Nam : Đằng sau việc hoãn phê chuẩn TTP - 30/09/2016 16:30
- Ban Ki -Moon: Ném bom vào bệnh viên ở Syria là tội ác chiến tranh - 29/09/2016 20:13
- Nga tuyên bố tiếp tục không kích ở Syria - 29/09/2016 20:03
- Mỹ gởi thêm hơn 600 quân qua Irak chuẩn bị tái chiếm Mossoul - 29/09/2016 18:41
- Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản tham gia tuần tra Biển Đông - 29/09/2016 15:58
- Trung Quốc hứa hợp tác với Liên Hiệp Quốc về nhân quyền - 29/09/2016 15:45
- Biển Đông : Nhật Bản và Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế - 29/09/2016 15:21
- Tranh luận Tổng thống thật nóng bỏng – ai thắng ai? - 29/09/2016 02:12
- Ngưỡng nghèo khó : Tiêu chí 2 đô la/ngày đã là đủ ? - 28/09/2016 19:47
- Shimon Peres, khuôn mặt hiện diện suốt chiều dài lịch sử Israel - 28/09/2016 19:30