Hungary : Biểu tình phản đối chính sách giáo dục
- Thứ Tư, 16 tháng Ba năm 2016 21:47
- Tác Giả: RFI
Biểu chống chính sách giáo dục của chính phủ ở Budapest ngày 15/03/2016.
REUTERS/Bernadett Szabo
Hôm qua, 15/03/2016, hơn 20.000 người, bao gồm giáo viên, phụ huynh học sinh và những người ủng hộ cánh tả, đã tham gia biểu tình tại Budapest để phản đối thủ tướng bảo thủ Viktor Orban trước việc ông này thao túng ngành giáo dục, trao quyền điều hành và kiểm soát toàn bộ nền giáo dục cho một cơ quan trung ương mang tên KLIK.
Đây được coi là cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ nhất kể từ cuối 2014.
Từ Budapest, Florence La Bruyère cho biết thêm chi tiết :
« Dù trời mưa và lạnh, Ibolya Nagy đã đến tham gia biểu tình.
Cô là thư ký trong một trường tiểu học. Tất cả các trường công đều do một cơ quan mới có tên Klik điều hành. Dù có mua cái nhỏ nhất là cây bút thì cũng phải thông qua Klik.
Cũng chính cơ quan này trả lương giáo viên, mà đôi khi trễ đến vài tháng. Cô Nagy nói :
« Với cái hệ thống này, chúng tôi đang lâm vào đường cùng. Nó khiến các trường học không vận hành được một cách thông suốt, nó ngăn cản người ta hoàn thành phần việc của mình. Cứ như thể chúng tôi là nô lệ của Nhà nước vậy ».
Vài phút trước cuộc biểu tình của giáo viên, thủ tướng Viktor Orban đọc bài diễn văn nhân ngày Quốc khánh. Ông vẫn được giới hưu trí ủng hộ mạnh mẽ, như lời ông Erno Takacs chia sẻ :
« Vào những thời điểm khó khăn như hiện giờ, chúng ta đang có được may mắn to lớn, đó là có được một chính trị gia vô cùng tài năng và cũng rất thông minh lãnh đạo đất nước ».
Nhưng rất nhiều người dân Hungay không đồng tình với nhận xét đó.
Họ không chịu đựng thêm được nữa chính phủ độc đoán này và cũng chính vì lẽ đó mà họ đã xuống đường.
Eszter Gyorgy, một giáo sư đại học nói :« Tất nhiên đây không chỉ liên quan đến ngành giáo dục, mà phong trào biểu tình này phản ánh sự bất mãn đối với cả một hệ thống ».
Chính phủ đã chịu nhượng bộ ở một vài điểm nhưng vẫn là chưa đủ đối với các giáo viên. Họ đòi có quyền tự chủ cho các trường học và các nhà sư phạm. »
Tin mới
- Liên Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ: Thượng đỉnh khó khăn - 18/03/2016 02:29
- Brazil : Biểu tình phản đối cựu tổng thống Lula vào chính phủ - 18/03/2016 02:21
- Thổ Nhĩ Kỳ: Một nhóm Kurdistan nhận trách nhiệm vụ khủng bố ở thủ đô - 18/03/2016 02:05
- Nhật Bản nỗ lực làm sống lại Vòng Cung Dân Chủ - 17/03/2016 20:26
- Miến Điện: Chính phủ mới sẽ có bộ đặc trách sắc tộc thiểu số - 17/03/2016 19:51
- Nhật Bản và Đông Timor hết sức quan ngại về tình hình Biển Đông - 17/03/2016 18:58
- Obama ban hành những trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên - 17/03/2016 18:52
- Tàu ngầm Nhật khuấy động Biển Đông - 17/03/2016 18:46
- Hiện Tượng Lý Chánh Trung - 17/03/2016 18:29
- Syria : Tiếp tục đàm phán tại Genève - 16/03/2016 21:54
Các tin khác
- Mỹ giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế Cuba - 16/03/2016 21:40
- Donald Trump, bài toán nan giải của đảng Cộng hòa - 16/03/2016 21:26
- Tân chính phủ Miến Điện với nhiều kỳ vọng và chông gai - 16/03/2016 21:18
- Miến Điện : Quân đội chấp nhận lựa chọn nhân sự của Aung San Suu Kyi - 16/03/2016 21:10
- Trung Quốc : Nền kinh tế không « hạ cánh cứng » và tiếp tục cải cách - 16/03/2016 21:04
- Bắc Triều Tiên : Kết án một sinh viên Mỹ 15 năm lao động khổ sai - 16/03/2016 20:58
- Nhật Bản : Đảng cầm quyền sẵn sàng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế - 16/03/2016 18:35
- Tuần duyên Achentina bắn chìm tàu cá Trung Quốc - 16/03/2016 18:29
- Nghề giúp việc gia đình tại Hồng Kông như « lao động khổ sai » - 16/03/2016 18:03
- Tàu ngầm Nhật Bản ghé thăm Philippines và Việt Nam - 16/03/2016 17:57