Hồ sơ nhập cư: Pháp-Đức trấn an châu Âu
- Thứ Ba, 09 tháng Hai năm 2016 06:38
- Tác Giả: Trọng Thành
Tổng thống Pháp François Hollande (T), thủ tướng Đức Angela Merkel (G) và chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Martin Schulz, tại Strasbourg, ngày 07/02/ 2016.
REUTERS/Frederick Florin/Pool
Trong buổi làm việc tối ngày 07/02/2016 tại trụ sở Nghị Viện châu Âu-Strasbourg, lãnh đạo Pháp, Đức tuyên bố « có cùng quan điểm » trên hai hồ sơ lớn : người nhập cư và đe dọa Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Thông tín viên đài RFI từ Strasbourg, Anja Vogel tường trình :
« Có cùng một quan điểm, cùng chia sẻ những ưu tư. Buổi làm việc tối hôm qua đã diễn ra trong bầu không khí thân mật.
Theo lời chủ tịch Nghị Viện châu Âu ông Martin Schulz thì mọi người đã khá thoải mái cho dù là chương trình làm việc rất cô đọng.
Cặp bài trùng Pháp-Đức rất ăn khớp với nhau và cùng bày tỏ quyết tâm bảo vệ không gian tự do đi lại Schengen, bảo vệ biên giới của Liên Hiệp Châu Âu.
Liên quan đến hồ sơ nhập cư, kế hoạch hành động do Ủy Ban Châu Âu đề xuất đã nằm trên mặt bàn từ nhiều tháng qua.
Thủ tướng Angela Merkel và tổng thống François Hollande cùng cam kết đây sẽ phải là ưu tiên hàng đầu, để giúp Hy Lạp kiểm soát chặt chẽ hơn các đường biên giới của quốc gia này, để tạo điều kiện cho Ankara giữ người nhập cư trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngay sau bữa cơm tối, thủ tướng Đức đáp máy bay đến Ankara để bàn tiếp về hồ sơ này với lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên hồ sơ Brexit, Paris và Berlin cũng đưa ra cùng một quan điểm. Lãnh đạo hai nước ủng hộ dự thảo Luân Đôn đã đạt được với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu hồi tuần trước.
Đức và Pháp cùng đánh giá đây là một thỏa thuận " cân bằng " và loại trừ mọi khả năng Bruxelles nhượng bộ thêm những đòi hỏi của phía Anh.
Đây sẽ là hồ sơ quan trọng thứ nhì được đưa ra thảo luận tại thượng đỉnh châu Âu lần tới, mở ra vào ngày 18/02/2016 ».
Tin mới
- Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa - 10/02/2016 18:02
- Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo - 10/02/2016 01:25
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49
- Khủng hoảng tị nạn Syria: Berlin và Ankara muốn NATO hỗ trợ - 09/02/2016 20:42
- Mỹ : Bỏ phiếu đề cử ứng viên tổng thống tại New Hampshire - 09/02/2016 20:13
- Mỹ - Nhật – Hàn bàn biện pháp đối phó với Bắc Triều Tiên - 09/02/2016 20:07
- Ngoại trưởng Philippines Rosario từ chức - 09/02/2016 19:35
- Bắc Triều Tiên: « Không thể loại trừ khả năng quân đội làm đảo chính » - 09/02/2016 16:51
- Thổ Nhĩ Kỳ chưa quyết định mở cửa cho người tị nạn - 09/02/2016 06:47
Các tin khác
- Giới công nghiệp châu Âu không muốn Trung Quốc có quy chế thị trường - 09/02/2016 00:43
- Biển Đông : Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc chọc mù - 09/02/2016 00:34
- Miến Điện : Bầu tổng thống khởi sự ngày 17/03 - 09/02/2016 00:26
- Việt Nam sau Đại hội Đảng 12 ra sao ? - 09/02/2016 00:19
- Bất bình Bắc Kinh, Mỹ đưa lá chắn đến Hàn Quốc - 08/02/2016 18:50
- Nhật chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Úc - 08/02/2016 17:57
- Chiêm tinh Hồng Kông : Biển Đông năm Khỉ sẽ dậy sóng nhưng có giải pháp - 08/02/2016 17:50
- Bầu cử Mỹ: Đảng Dân Chủ định thay bà Clinton bằng ông Biden ? - 08/02/2016 02:54
- Mỹ kêu gọi chấm dứt oanh kích tại Syria, Nga bác bỏ - 08/02/2016 02:45
- Châu Âu không hưởng ứng phong trào Pegida bài đạo Hồi - 08/02/2016 02:36