Thủ tướng Đức muốn giảm dòng người tị nạn đến Châu Âu
- Thứ Năm, 07 tháng Giêng năm 2016 22:52
- Tác Giả: Trọng Thành
Người tị nạn nhận thức ăn từ một tổ chức thiện nguyện tại một khu chợ Noël ở Berlin, ngày 12/12/2015.
REUTERS/Hannibal Hanschke
Trước nguy cơ quyền tự do đi lại giữa các nước Châu Âu bị đe dọa, sau việc Đan Mạch và Thụy Điển tái lập kiểm soát biên giới, Thủ tướng Đức bày tỏ mong muốn giảm dòng người tị nạn, và duy trì hiệp ước Schengen.
Trong khi đó, tin về nhiều phụ nữ bị bạo hành tại Cologne và một số thành phố khác của nước Đức tiếp tục là tâm điểm thời sự.
Việc các nghi phạm bị cho là người gốc Bắc Phi hoặc Ả Rập, khiến không khí nghi kỵ dân nhập cư gia tăng.
Theo Reuters, trong một cuộc họp hôm qua, 06/01/2016, với đảng CSU – một đảng trong liên minh cầm quyền – tại Bayern, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định « điều rất quan trọng với tôi là cùng lúc giảm đáng kể dòng người tị nạn, nhưng vẫn duy trì quyền tự do đi lại trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu ».
Thủ tướng Đức nhấn mạnh, quyền tự do đi lại, với chỗ dựa pháp lý là hiệp ước Schengen, là « một động lực cho sự phát triển kinh tế và phồn vinh ».
Theo Thủ tướng Angela Merkel, việc giảm đáng kể dòng người tị nạn phải là kết quả của các nỗ lực chống lại « các nguyên nhân khiến người tị nạn phải chạy khỏi » quê hương mình, bên cạnh đó là giải pháp phân bổ định mức tiếp đón dân tị nạn của toàn Liên Hiệp Châu Âu.
Thủ tướng Angela Merkel đứng trước áp lực rất lớn từ trong nước, trong bối cảnh dòng người nhập cư xin tị nạn tiếp tục đổ về nước Đức.
Chỉ tính riêng trong tháng 12/2015, có đến 127.320 người, trên tổng số hơn một triệu người xin tị nạn trong năm 2015.
Hôm qua Bộ Nội vụ Đức thông báo, bất chấp các nỗ lực của Liên Hiệp Châu Âu để ngăn cản dòng người nhập cư, số người vào Đức đến nay vẫn không giảm.
Ông Seehofer, một thành viên đảng CSU, dự báo « với đà này » người nhập cư vào Đức năm nay sẽ còn đông hơn năm ngoái.
Trong khi đó, tin về hàng loạt phụ nữ bị bạo hành tại Cologne và một số thành phố khác ở Đức nhân dịp giao thừa tiếp tục làm xao động nước Đức.
Theo thông tín viên RFI Pascal Thibaut, có ít nhất 150 đơn khiếu nại, trong đó ba phần tư là về bạo lực tình dục, hai phụ nữ khẳng định bị cưỡng hiếp.
Trong lúc điều tra dậm chân tại chỗ, báo chí tránh nói đến nguồn gốc nước ngoài của các nghi phạm, các phong trào bài ngoại bắt đầu lợi dụng không khí này để lên tiếng.
Tin mới
- Trùm ma túy ‘El Chapo’ bị tóm ở Mexico - 09/01/2016 00:05
- Hàng không Indonesia bị xếp hạng thiếu an toàn nhất thế giới - 08/01/2016 18:17
- Trung Quốc : Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ bị phá hủy một cách bí ẩn - 08/01/2016 17:54
- Pháp : Chưa xác định được tung tích kẻ tấn công đồn cảnh sát - 08/01/2016 17:04
- Platini bỏ cuộc đua giành chức Chủ tịch FIFA - 08/01/2016 16:55
- Cam Bốt : Bị bắt vì đe dọa Thủ tướng trên Facebook - 08/01/2016 16:42
- Việt Nam tố cáo phi cơ “lạ” đe dọa an toàn các chuyến bay trong vùng - 08/01/2016 13:52
- Báo chí Úc : Việt Nam triển khai tàu ngầm ở Biển Đông - 08/01/2016 13:44
- Hạ viện Mỹ muốn tăng cường hải quân ở Biển Đông - 08/01/2016 13:39
- Liên minh hạ sát 2.500 chiến binh Nhà nước Hồi giáo trong tháng 12 - 07/01/2016 23:48
Các tin khác
- Khủng hoảng Iran-Ả Rập Xê Út: Irak đề nghị làm trung gian hòa giải - 07/01/2016 21:56
- Pháp: Một năm sau vụ Charlie Hebdo, nhân dạng chủ mưu vẫn là ẩn số - 07/01/2016 21:31
- Vì sao Bắc Triều Tiên cho thử bom nguyên tử vào thời điểm này ? - 07/01/2016 16:47
- Mỹ-Hàn phối hợp đối phó với Bắc Triều Tiên - 07/01/2016 14:03
- Biển Đông : Anh Quốc kiên quyết chống hạn chế tự do lưu thông - 07/01/2016 13:56
- Thêm lời tiên tri đáng sợ của bà Vanga về châu Âu năm 2016 - 06/01/2016 21:49
- Giáo sư đại học ở Mỹ bị sa thải vì phát biểu ủng hộ Hồi giáo - 06/01/2016 21:23
- TQ chiếm 85% tổng doanh thu thương mại biên giới của Việt Nam - 06/01/2016 21:08
- Tị nạn: Áp lực gia tăng lên Thủ tướng Đức - 06/01/2016 20:35
- Tổ chức Nhà nước Hồi giáo mất 1/3 lãnh thổ tại Irak và Syria - 06/01/2016 20:29