Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam mở hầu bao quốc phòng, các tập đoàn đổ tới

quandoi-VN

Chi tiêu dành cho quốc phòng của Việt Nam đã tăng 128% kể từ năm 2005, và chỉ riêng năm ngoái mức chi cho quân sự tăng 9,6% lên 4,3 tỷ đôla.

Việt Nam đang trải qua giai đoạn bùng nổ chi tiêu quốc phòng, trong khi chính quyền Hà Nội tìm cách ngăn chặn sự lấn lướt của quốc gia láng giềng phương bắc, Trung Quốc, báo chí nước ngoài nhận định.

Chi tiêu dành cho quốc phòng của Việt Nam đã tăng 128% kể từ năm 2005, và chỉ riêng năm ngoái mức chi cho quân sự tăng 9,6% lên 4,3 tỷ đôla.

Cho dù con số trên quá nhỏ so với mức mà Trung Quốc bỏ ra, Hà Nội đang thực thi một chiến lược mua sắm quốc phòng với trọng tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Theo các chuyên gia, Việt Nam không những mở rộng hầu bao quân sự mà chính quyền Hà Nội còn đa dạng hóa quan hệ quân sự nhằm đạt được các mục tiêu địa chính trị và chiến lược.
Cách tiếp cận mới trên mở ra các cơ hội mới cho các nhà thầu quân sự, nhất là của Hoa Kỳ và Nga, khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy hấp dẫn.
Các nhà quan sát nhận định rằng các tập đoàn của Mỹ đang tận dụng tinh thần bài Trung Quốc dâng cao ở Việt Nam để mời gọi Hà Nội mua các thiết bị quân sự.

Điều đó được coi là hoàn toàn phù hợp các chính sách đối ngoại của Mỹ khi Washington tìm cách tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Á nhỏ hơn vì sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hồi tháng Tư vừa qua, nhiều công ty quân sự của Mỹ đã tới Hà Nội để chào hàng.

Cao hơn mức trung bình

Trong khi đó, một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương.  

Năm qua, chính quyền Bắc Kinh, quốc gia hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và một số quốc gia khác trên biển Đông, chi tới 216 tỷ đôla cho quân sự.  
Theo tổ chức của Thụy Điển, chi tiêu quân sự trên toàn thế giới năm 2014 đạt mức 1.776 tỷ đôla, chiếm 2.3% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, tức là giảm 0.4% so với năm 2013.  

Trong số 15 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quân sự trong năm 2014, Mỹ vẫn đứng đầu, rồi tiếp theo sau là Trung Quốc và Nga.
Ba nước châu Á khác cũng nằm trong danh sách này là Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.  

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế cho biết rằng họ công bố số liệu trên dựa vào các nguồn thông tin mở, bao gồm cả một bản câu hỏi mà tổ chức này gửi tới chính phủ các nước hàng năm.  

Theo Global Risk Insights, SIPRI

Switch mode views: