Bắc Kinh lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới để triển khai ở Biển Đông
- Thứ Hai, 20 tháng Bảy năm 2015 02:13
- Tác Giả: Đức Tâm
Trung Quốc xúc tiến việc lắp ráp thủy phi cơ AG-600 tại nhà máy Thành Đô, Tứ Xuyên - REUTERS
Báo chí Trung Quốc ngày hôm qua, 18/07/2015 đưa tin, nước này bắt đầu tiến hành lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới và loại máy bay này có thể được triển khai tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông.
Theo China Daily, Tổng Công ty hàng không Trung Quốc, nơi thực hiện lắp ráp thủy phi cơ AG-600 đã nhận được 17 đơn đặt hàng từ các đơn vị ở trong nước.
Việc lắp ráp máy bay trước hết để phục vụ thị trường trong nước, đồng thời mở ra khả năng xuất khẩu.
Quan chức phụ trách thiết kế cho biết, loại máy bay này có 4 động cơ và đâ là thủy phi cơ lớn nhất trên thế giới, hơn cả máy bay ShinMaywa US-2 của Nhật Bản và Beriev Be-200 của Nga.
AG-600 có thể chở được 53 người, trọng tải khi cấp cánh là 53,5 tấn và có tầm hoạt động là 4500 km.
Trung Quốc đã hủy, không đặt đóng loại thủy phi cơ SH-5.
Theo lãnh đạo Tổng công ty hàng không Trung Quốc, ngay từ ngày đầu tiên bắt đầu dự án, thủy phi cơ AG-600 đã được thiết kế để phục vụ thị trường thế giới và Trung Quốc tin tưởng vào tiềm năng của thị trường này vì tất cả các tính năng của thủy phi cơ mới như tải trọng tối đa khi cấp cánh, tầm hoạt động, đều hơn hẳn các loại máy bay khác trên thế giới.
Bắc Kinh cho rằng các nước có nhiều đảo như Malaysia hoặc New Zealand sẽ quan tâm đến thủy phi cơ AG-600.
Lãnh đạo Tổng công ty hàng không Trung Quốc nói thêm, trong số 17 đơn vị đặt hàng có một công ty mua thủy phi cơ này để chở du khách đến tham quan các đảo và rạn san hô ở Biển Đông.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tại Biển Đông.
Ngoài các hoạt động chữa cháy rừng, tìm kiếm, cứu hộ trên biển, chuyên chở người và hàng hóa, AG-600 còn phục vụ các hoạt động thực thi pháp luật trên biển và thủy phi cơ này có thể bay khứ hồi Tam Á - James Shoal (Trung Quốc gọi là Tằng mẫu ám sa) mà không cần tiếp tế nhiên liệu.
Dự án AG-600 được bắt đầu từ tháng 09/2009. Theo kế hoạch, thủy phi cơ này sẽ tiến hành chuyến bay thử đầu tiên vào nửa đầu năm 2016 và trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc sẽ cần tới ít nhất là 100 chiếc thủy phi cơ này.
Tin mới
- Quân Mỹ không kích nhầm làm 10 lính Afghanistan thiệt mạng - 21/07/2015 00:33
- Mỹ và Cuba chính thức khép lại hơn nửa thế kỷ đối đầu - 20/07/2015 23:51
- FIFA ấn định đầu năm 2016 bầu lại Chủ tịch - 20/07/2015 23:41
- Hy Lạp bắt đầu trả nợ cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu - 20/07/2015 23:00
- Pháp tăng xuất khẩu gan ngỗng béo. Châu Á bắt đầu mê - 20/07/2015 18:43
- Manila sẽ bố trí chiến đấu cơ và chiến hạm mới tại Vịnh Subic - 20/07/2015 16:55
- Tập Cận Bình : Quân đội phải chấm dứt tham nhũng - 20/07/2015 16:34
- Quân đội Miến Điện cam kết tôn trọng kết quả bầu cử - 20/07/2015 15:57
- Dân biểu Cam Bốt đưa hơn nghìn người thị sát biên giới với Việt Nam - 20/07/2015 15:29
- Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đích thân thị sát Biển Đông - 20/07/2015 13:23
Các tin khác
- Khi người Trung Quốc tìm lại « màu sắc » của Cách mạng văn hóa - 19/07/2015 02:20
- Số lượng đồng euro giả tăng trong nửa năm 2015 - 19/07/2015 02:06
- Tin tặc đột nhập bệnh viện UCLA, lấy cắp 4.5 triệu hồ sơ cá nhân - 18/07/2015 14:59
- Hy Lạp cải tổ nội các, loại những người chống cải cách - 18/07/2015 14:10
- Quân nhân phương Tây, mục tiêu tấn công mới của IS ? - 18/07/2015 14:02
- Brazil : Cựu Tổng thống Lula bị điều tra - 17/07/2015 23:46
- Một năm thảm họa MH17, Hà Lan, Úc và Ukraina tưởng niệm các nạn nhân - 17/07/2015 23:37
- Dân biểu Mỹ và đệ tử Pháp Luân Công: Bắc Kinh là « bạo chúa » - 17/07/2015 21:10
- Iran chờ đợi các nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ cấm vận - 17/07/2015 15:23
- Iran : Thị trường lớn đang mở ra cho các hãng chế tạo máy bay - 17/07/2015 15:07