Đối đầu Mỹ - Trung trên không phận Biển Đông
- Thứ Hai, 18 tháng Năm năm 2015 16:10
- Tác Giả: Thanh Phương
Phi cơ trinh sát không người lái MQ-8B Fire Scout trên chiến hạm USS Fort Worth.
@navymil
Tuy không có một hiệp ước hay luật lệ nào quy định về các vùng nhận dạng phòng không ADIZ, nhưng vùng này vẫn được một số quốc gia thiết lập nhằm kiểm soát những khu vực ngoài biên giới quốc gia, với quy định là các máy bay dân dụng và quân sự của nước ngoài phải tự thông báo “thân thế” mỗi khi bay vào vùng này, nếu không có thể bị không quân của nước này bay lên chặn lại.
Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ trích kịch liệt khi tuyên bố vào năm 2013 thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng Biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nay Washington càng quan ngại hơn trước khả năng Trung Quốc cũng sẽ thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, một khi hoàn tất các công trình bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp, vì trên các đảo này sẽ có cả các phi đạo cho phi cơ quân sự.
Vào tuần trước, khi Hoa Kỳ điều chiến hạm USS Fort Worth, một trong những tàu hiện đại nhất của hải quân Mỹ, đến tuần tra lần đầu tiên ở vùng Biển Đông, một phi cơ trinh sát không người lái và một chiếc trực thăng Seahawk cũng đã cất cánh từ chiến hạm để tuần tra trên không phận vùng biển này.
Tuy hải quân Mỹ không nhắc gì đến những công trình bồi đắp đảo của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, nhưng những hoạt động của chiến hạm USS Fort Worth rõ ràng là nhằm chứng tỏ năng lực của Mỹ đối phó với khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, trong điều kiện hiện nay ở Biển Đông, Bắc Kinh rất khó mà bảo đảm việc tuân thủ vùng nhận dạng phòng không.
Cho dù Trung Quốc sẽ có hai phi đạo quân sự ở Trường Sa, cộng thêm phi đạo được mở rộng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nhưng theo các chuyên gia và các giới chức quân sự Mỹ, vùng Biển Đông rất lớn, mà tầm hoạt động của các phi cơ Trung Quốc thì có giới hạn.
Ví dụ như quần đảo Trường Sa nằm cách Hoa lục đến 1.100 km, tức là rất xa các căn cứ không quân của Trung Quốc.
Cho dù có thêm các đảo nhân tạo, cũng sẽ rất khó cho Trung Quốc bảo đảm việc tôn trọng vùng nhận dạng phòng không ở một khu vực xa về phía Nam như thế.
Tại vùng Biển Hoa Đông hiện nay, quân đội Hoa Kỳ và Nhật hoàn toàn không tuân thủ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc.
Hai hãng hàng không lớn của Nhật là ANA Holdings và Japan Airlines cũng phớt lờ quy định của Trung Quốc.
Một nghiên cứu gần đây của Phòng nghiên cứu Quốc hội gần đây cho thấy là mặc dù không quân Trung Quốc tích cực giám sát vùng này bằng hệ thống radar đặt dọc theo các bờ biển, nhưng khả năng bảo đảm việc tuân thủ vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông rất hạn chế.
Các phi cơ của Trung Quốc không thể có mặt thường xuyên trên không phận Hoa Đông.
Theo Reuters, kiểm soát không phận vùng Biển Đông lại còn khó khăn hơn đối với Trung Quốc do tính chất phức tạp của tranh chấp chủ quyền biển đảo và do nguy cơ đụng độ với lực lượng hải quân và không quân Mỹ tại vùng này.
Nhất là Lầu Năm Góc hiện đang xem xét phương án triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa để bảo đảm sự tự do lưu thông hàng hải chung quanh các đảo này.
Hiện giờ Bắc Kinh chỉ dám uy hiếp láng giềng Manila.
Gần đây, ít nhất là 6 lần Trung Quốc đã yêu cầu các phi cơ của Philippines rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng các phi cơ này đã không tuân lệnh.
Tin mới
- Nhật sẽ đầu tư 100 tỉ đô la vào châu Á để cạnh tranh với Trung Quốc - 19/05/2015 19:55
- Philippines sẵn sàng tiếp đón thuyền nhân Miến Điện - 19/05/2015 17:20
- Trước tòa, cựu Thủ tướng Thái Yingluck khẳng định vô tội - 19/05/2015 16:54
- Toyo có thể tấn công trả đũa Bình Nhưỡng - 19/05/2015 14:29
- NATO : Khủng bố Hồi giáo theo chân thuyền nhân xâm nhập Châu Âu - 18/05/2015 19:45
- Liên Hiệp Châu Âu huy động hải quân chống buôn người ở Địa Trung hải - 18/05/2015 19:36
- Hải quân Mêhicô vớt được trên biển 23 người Cuba chạy tỵ nạn - 18/05/2015 19:27
- Irak : Thành phố Ramadi rơi vào tay quân thánh chiến IS - 18/05/2015 19:08
- Pháp phản đối đề xuất hạn ngạch nhập cư - 18/05/2015 17:59
- Biểu tình bạo động ở Tứ Xuyên vì đường xe lửa - 18/05/2015 17:31
Các tin khác
- Cam Bốt trục xuất nhà tại phiệt Nga Sergueï Polonski - 17/05/2015 19:53
- Ấn Độ và Mông Cổ đẩy mạnh hợp tác chiến lược - 17/05/2015 19:40
- Các nước Đông Nam Á tham khảo đối phó với làn sóng nhập cư - 17/05/2015 19:31
- Tập Cận Bình đánh giá quan hệ Mỹ - Trung vẫn ổn định - 17/05/2015 19:19
- Tỷ phú người Việt có 1,8 tỷ USD ở Mỹ - 17/05/2015 19:04
- Ngân hàng Thế giới đặt mục tiêu một nền kinh tế ''không khí thải' - 17/05/2015 04:45
- Ai Cập : Cựu tổng thống Hồi giáo Morsi lãnh án tử hình - 17/05/2015 03:54
- Trung Quốc - Ấn Độ : Thỏa thuận hợp tác trị giá 22 tỷ đô la - 16/05/2015 18:39
- Chiến đấu cơ Anh chặn máy bay Nga - 16/05/2015 16:12
- Pháp đề nghị hủy hợp đồng đóng tàu Mistral, Nga không chấp nhận - 16/05/2015 14:29