Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật và Úc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với thỏa thuận về tàu ngầm

Japon-ustralie-AbeTalbott


Thủ tướng Nhất Shinzo Abe (T) và thủ tướng Úc Tony Abbott ký thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ Quốc phòng, ngày 08/07/ tại Canberra.
Reuters


Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Úc đầu tiên của một Thủ tướng Nhật từ năm 2002 đến nay, Canberra và Tokyo được cho là đã đạt được một thỏa thuận quốc phòng chưa từng thấy giữa hai nước, mà trọng tâm là việc Nhật Bản cung cấp tàu ngầm cho Úc.

 Tờ báo Đài Loan Want China Times vào hôm nay, 10/07/2014, trích dẫn một  bài viết trên nhật báo Úc The Australian  theo đó một chuyên gia phân tích quốc phòng đã nêu bật tầm mức quan trọng của thỏa thuận này.

 Theo ông Brendan Nicholson, một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nhật Bản và Úc củng cố quan hệ quân sự, quốc phòng, đó chính là mối đe dọa của Trung Quốc trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận an ninh quốc phòng Nhật Úc cho phép nhân viên quân sự Nhật Bản được đến đào tạo trên đất Úc, và hai bên sẽ cùng nhau thức hiện một chương trình đóng tàu ngầm theo công nghệ Nhật Bản, cụ thể là đóng loại tàu ngầm lớp Soryu.

Trong khuôn khổ dự án mang ký hiệu SEA 1000 của Úc, Hải quân nước này sẽ thay thế bảy tàu ngầm lớp Collins cũ kỹ hiện có bằng 12 tàu ngầm lớp Soryu chạy bằng diesel và điện.
 Theo chuyên gia Nicholson, tàu ngầm lớp Soryu là loại tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới hiện nay, và rất có thể là tốt nhất.

Điều hấp dẫn Hải quân Úc trong thỏa thuận với Nhật Bản công nghệ của Nhật dùng cho loại tàu Soryu cho phép loại tàu này mất ít thời gian nổi lên trên mặt nước hơn các loại tàu ngầm quy ước khác.
Loại tàu này được cho là thích hợp nhất đối với Hải quân Úc để dùng trong các tuyến đường thủy hẹp trên toàn nước Úc.

Trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc, ngoài việc tăng cường liên minh quân sự với Canberra, Tokyo cũng đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Nam Á đang bị Bắc Kinh dùng sức mạnh hải quân chèn ép, cụ thể là Philippines và Việt Nam.

Riêng đối với Việt Nam, hôm 07/07 vừa qua, nhân chuyến ghé thăm Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản Akinori Eto đã xác nhận việc Tokyo đang xúc tiến thủ tục tài trợ cho Việt Nam để đóng thêm tàu tuần tra trên biển.
 Số tiền này sẽ được cấp dưới dạng viện trợ vì phát triển ODA.


Switch mode views: