Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mậu dịch Việt - Trung giảm mạnh vì tranh chấp Biển Đông


HÀ NỘI 6-7 (NV) - Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh trong tháng vừa qua vì những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
VN-KinhTe

Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 của Tổng cục Hải quan CSVN. (Hình: Tuổi Trẻ)

Viên chức Tổng cục Hải quan CSVN nói như vậy trong “Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014' tổ chức hôm Thứ Bảy.

Các con số thống kê nêu ra trong dịp này cho thấy “kim ngạch xuất khẩu tháng 6 sang thị trường Trung Quốc là 1.18 tỉ USD, giảm 2.5% so với tháng 5.
 Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc tháng 6 sơ bộ là 3.43 tỉ USD, giảm 14.6% so với tháng trước”, theo tường thuật của tờ Giáo Dục Việt Nam.

Tuy giảm mậu dịch nhưng mức độ thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung quốc không hề giảm.
 Riêng trong tháng 6 thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung quốc là 2.25 tỉ đô la trong khi nếu kể chung 6 tháng đầu năm 2014, thâm thủng tới 13.1 tỉ đô la.

Theo các con số thống kê của Bộ Công Thương CSVN, tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 70.9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường xuất khẩu trong 6 tháng, EU là khu vực dẫn đầu với tổng kim ngạch ước tính đạt 13.1 tỷ USD, tăng 12.8% so với cùng kỳ năm 2013.

 Trung Quốc với 7.4 tỷ USD, tăng 20.8%, trong đó dầu thô tăng 336.2%; gạo tăng 5.5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 763.4%; xơ, sợi dệt các loại tăng 52.7%.

Trong khi đó, theo số thống kê của Tổng Cục Thống Kê trực thuộc Bộ Công Thương, tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 69.6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013.

Báo GDVN đưa các con số chi tiết nói Trung Quốc vẫn dẫn đầu với kim ngạch ước lượng 20.4 tỷ USD, tăng 21.1% so với cùng kỳ năm 2013 với một số mặt hàng đạt giá trị tăng: Máy móc tăng 30.3%; điện thoại tăng 11.3%; vải tăng 25.6%; sắt thép tăng 35.5%.

 Thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc tăng 21.2% so với cùng thời kỳ này năm ngoái, và như vậy vẫn trên đà gia tăng.

Theo nguồn tin trên, Việt Nam đang nhập khẩu trên 90% tư liệu sản xuất từ Trung Quốc (gồm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, phụ liệu... ), do đó khó có thể hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc ngay trong thời gian ngắn.

Bắc Kinh gần đây bắn tiếng có thể đóng cửa hoặt siết chặt vấn đề kiểm soát hàng hóa tại một số của khẩu với Việt Nam như một cách đánh đòn kinh tế.
Một số chuyên viên kinh tế từng báo động lệ thuộc quá lớn vào kinh tế sẽ dẫn đến những hệ quả tai hại.

 Một số người hô hào các kế hoạch “thoát Trung” nhưng tới nay, đây mới chỉ là vấn đề bàn cãi và hô hào. (TN)

Switch mode views: