Bầu cử châu Âu : Đảng cực hữu Pháp giành thắng lợi lịch sử
- Thứ Hai, 26 tháng Năm năm 2014 20:49
- Tác Giả: Thanh Phương
Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia tại trụ sở Nanterre - REUTERS /Christian Hartmann
Tại Pháp, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (Front National) đã giành thắng lợi lịch sử trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, qua mặt đảng cánh hữu UMP, trong khi đó Đảng xã hội thảm bại, về hạng ba với tỷ lệ phiếu thấp nhất từ trước đến nay.
Theo các kết quả chính thức, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu ngày hôm qua 25/05/2014, đảng Mặt trận Quốc gia của bà Marine Le Pen đã thu được hơn 25% số phiếu, tức là sẽ có từ 23 đến 25 ghế nghị sĩ châu Âu.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi được thành lập vào năm 1972, đảng cực hữu của Pháp về đầu trong một cuộc bầu cử ở cấp độ quốc gia.
Ngay từ tối hôm qua, lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen đã đòi giải tán Quốc hội và yêu cầu thủ tướng Manuel Valls phải từ chức.
Về phần Đảng Xã hội hôm qua đã thảm bại, với tỷ lệ phiếu chỉ đạt khoảng 14%, mức thấp nhất của đảng này trong một cuộc bầu cử châu Âu.
Với tỷ lệ này, Đảng Xã hội sẽ chỉ có 13 ghế nghị sĩ châu Âu. Đối với lãnh đạo Đảng Xã hội Jean-Christophe Cambadélis, hôm qua là « một ngày đen tối đối với dân chủ, châu Âu và nước Pháp ».
Như vậy là sau thất bại trong bầu cử địa phương tháng 3 vừa qua, mặc dù đã cải tổ nội các và thay đổi lãnh đạo đảng, Đảng Xã hội đã không chặn đứng được đà tuột dốc.
Trước điều mà thủ tướng Manuel Valls gọi là một « cú sốc » mới, tổng thống François Hollande sáng nay đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với nhiều bộ trưởng để phân tích kết quả bầu cử châu Âu.
Nhưng đảng cánh hữu UMP cũng chẳng khá gì hơn nhiều, vì đảng này về nhì chỉ với tỷ lệ khoảng 20%. Kết quả này đang đẩy UMP vào một cuộc khủng hoảng mới và đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo đảng chắc chắn sẽ gay gắt hơn.
Thắng lợi của Mặt trận Quốc gia tại Pháp được xem như là biểu tượng cho sự trỗi dậy của phe cực hữu và phe chống hợp nhất châu Âu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, cho dù cánh hữu bảo thủ vẫn nắm nhiều ghế nhất trong Nghị viện mới.
Sau cuộc bầu cử hôm qua sẽ là cuộc bầu cử chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Ứng cử viên của cánh hữu bảo thủ, Jean-Claude Juncker, nguyên Thủ tướng Luxembourg, được xem là có lợi thế nhất.
Nhưng vấn đề là trong nghị viện mới, không đảng nào giành được đa số và tình hình này có thể buộc các lãnh đạo châu Âu phải tìm ra một nhân vật khác dễ được các nghị sĩ châu Âu chấp nhận hơn.
Họ sẽ họp lại ở Bruxelles tối mai để thảo luận về vấn đề này.
Tin mới
- Sập cao ốc tại Bình Nhưỡng : Bốn kỹ sư Bắc Triều Tiên bị hành quyết - 27/05/2014 17:50
- Hun Sen không cho phép lập chính phủ Thái lưu vong tại Cam Bốt - 27/05/2014 17:45
- Tân Thủ tướng Narendra Modi hứa hẹn một Ấn Độ vững mạnh - 27/05/2014 17:41
- Giới trẻ ‘phát cuồng’ với áo khoe... ngực ngồn ngộn - 27/05/2014 17:33
- Thái Lan : Cựu thủ tướng Yingluck được trả tự do - 27/05/2014 16:53
- Trung Quốc tố Mỹ làm gián điệp mạng - 27/05/2014 15:33
- Việt Tân bị cáo buộc kích động biểu tình chống Trung Quốc - 27/05/2014 15:22
- Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam - 27/05/2014 15:15
- Ðức Giáo Hoàng ủng hộ giải pháp hai quốc gia ở Trung Đông - 26/05/2014 22:11
- Obama bất ngờ tới thăm căn cứ Mỹ tại Afghanistan - 26/05/2014 20:56
Các tin khác
- Chính quyền quân sự Thái Lan được Nhà Vua ủng hộ - 26/05/2014 20:41
- Đài Loan sẽ nâng cấp hải cảng trên đảo Ba Bình, Trường Sa - 26/05/2014 19:54
- Manila lo ngại Bắc Kinh sẽ đặt giàn khoan trong vùng biển Philippines - 26/05/2014 19:49
- Nổ súng gần đại học UC Santa Barbara, 7 chết - 25/05/2014 22:11
- Hoãn chuyến thăm Thư Viện Nixon của đại sứ Trung Quốc - 25/05/2014 22:04
- Mỹ thắng Trung Quốc trong vụ kiện thương mại ra WTO - 25/05/2014 21:42
- Một nhà báo Trung Quốc bị sa thải vì gặp Ngoại trưởng Mỹ - 25/05/2014 21:24
- Thái Lan : Hơn 1.000 người biểu tình phản đối đảo chính - 25/05/2014 21:18
- Tiêm kích Trung Quốc đe dọa, bay sát máy bay Nhật Bản - 25/05/2014 21:12
- Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi chấm dứt ngay cuộc nội chiến Syria - 24/05/2014 23:03