Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nga: Quần đảo Kurile là "tiền đồn" của Nga ở Thái Bình Dương

Iles-Kouriles map

Quần đảo Kurile với địa hình vòng cung mang tính phòng thủ chiến lược đối với Nga - Montage RFI


Sau Crimée, bàn tay của Nga kéo dài đến tận Thái Bình dương.

Hôm qua 18/04/2014, Matxcơva thông báo biến quần đảo Kurile mà Nhật gọi là "lãnh địa phương bắc" thành "tiền đồn" của Nga với hàng trăm căn cứ quân sự sẽ được hoàn tất từ nay đến 2016.

Sự kiện này được loan báo trong bối cảnh Tổng thống Obama sắp đến Tokyo để khẳng định liên minh Mỹ-Nhật.

Một ngày sau khi Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, lên án chính sách Nga tại Ukraina và thông báo đình hoãn chuyến viếng thăm Matxcơva, bộ Quốc phòng Nga tuyên bố thông qua một kế hoạch chi tiết xây dựng 150 cơ sở hạ tầng quân sự tại quần đảo Kurile từ nay đến 2016 và hoàn tất việc củng cố các căn cứ tại Sakhaline năm 2020.

Tướng Sergei Sourovikine, tư lệnh quân khu Viễn Đông cho đây là một quyết định « có ý thức » của lãnh đạo quốc gia và quân đội nhấn mạnh đến yếu tố phát triển vùng Viễn Đông đặc biệt là Kurile và Sakhaline, hai tiền đồn của Nga tại Thái Bình Dương.

Từ Tokyo, thông tín viên Fréderic Charles phân tích :

Từ bảy ngày qua, ngày nào chiến đấu cơ của Nga đồn trú tại Vladivostock cũng xâm nhập vào không phận Nhật Bản.

Miền Viễn Đông của Nga vẫn là khu vực được quân sự hóa tối đa.
 Vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Tokyo, bộ Quốc phòng Nga thông báo là từ nay đến năm 2016 sẽ xây dựng xong 150 căn cứ quân sự trên bốn đảo Kurile.

Quần đảo này đã bị Stalin ra lệnh cho Hồng quân Liên Xô đánh chiếm vào năm 1945, một ngày sau khi Nhật Bản ký lệnh đầu hàng đồng minh.
Nga rất coi trọng quần đảo chiến lược này. Địa hình vòng cung vừa làm hàng rào bảo vệ lục địa Nga vừa là tiền đồn ở Thái Bình dương.

Để biện minh cho quyết định quân sự hóa này, Matxcơva cho rằng vì nhu cầu phát triển kinh tế cho khu vực có nhiều dầu khí.
Trước khi xảy ra khủng hoảng Ukraina, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tìm cách cải thiện quan hệ với Nga để mua dầu khí của vùng Viễn Đông.

 Sau tai nạn hạt nhân ở Fukushima, Tokyo bắt buộc phải nhập khẩu thêm thật nhiều nhiên liệu để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện thay thế các lò điện nguyên tử bị ngưng hoạt động.



Switch mode views: