Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Huynh Đệ Hồi Giáo : Mối đe dọa với nhiều nước Ả Rập

Egypte freres-musulmans-porte-masque


Phong trào Huynh đệ Hồi giáo ra đời năm 1928, tại Ai Cập, chủ trương một Nhà nước thần quyền, là mối đe dọa với nhiều vương quốc Sunni. Trong ảnh : Một thành viên Huynh đệ Hồi giáo mang mặt nạ chống hơi cay cùng khăn trùm niqab. REUTERS


Các vương quốc Ả Rập trừ Qatar đã lên án cuộc đàn áp đẫm máu làm 587 người chết ngày 14/08/2013 tại Ai Cập.

 Theo giới phân tích, hầu hết các nhà lãnh đạo Ả Rập ủng hộ ngầm quân đội Ai Cập chận đứng phe Huynh Đệ Hồi Giáo bị xem là nguy cơ đe dọa các vương triều ở Trung Cận Đông.

Sau vụ quân đội Ai Cập mạnh tay giải tỏa cuộc biểu tình ngồi của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo làm gần 600 người thiệt mạng kể cả 43 cảnh sát, phản ứng của quốc tế khá chừng mực.

 Là đồng minh của Cairo, Washington thông báo hủy bỏ cuộc tập trận hai năm một lần với quân đội Ai Cập, trong khi Achentina với tư cách là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, sau khi tham khảo ý kiến của 15 thành viên, kêu gọi « các bên giữ thái độ chừng mực ».

Tuy nhiên, thái độ của các quốc gia Trung Cận Đông là đáng chú ý hơn cả.
 Theo giáo sư Khattar Abou Diab, đại học Paris-Sud, thì « hầu hết các nước Ả Rập, các vương triều vùng Vịnh, trừ Qatar, đều rất sợ phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo xuất khẩu mô hình sang các lân bang ».

Hầu hết các nước trong vùng, đứng đầu là Ả Rập Xê Út đều bất an khi thấy Iran và Thổ Nhĩ Kỳ càng ngày càng có ảnh hưởng can thiệp vào các hồ sơ liên quân đến thế giới Ả Rập. Do vậy, họ đã ngầm tán thành cho quân đội Ai Cập ra tay lật đổ tổng thống Hồi giáo Morsi và tái lập một chế độ mạnh tại quốc gia được xem là « cột trụ » của khu vực.

Khi chính quyền lâm thời tại Cairo cho phép cảnh sát tấn công giải tán biểu tình thì vì sao trong thế giới Ả Rập mới có Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisie, Qatar và Iran vội vàng lên án ?

Nhờ vào ngọn gió Mùa Xuân Ả Rập từ năm 2011 mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, xuất thân từ Huynh Đệ Hồi Giáo, đã tạo được uy thế của một cường quốc cấp vùng và can thiệp vào các hồ sơ địa chính trị trong khối Ả Rập.

Ở phía Đông, Iran tăng cường quan hệ với chế độ Damas tại Syria và Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập.
 Chính quyền Tunisie hiện còn nằm trong tay Huynh Đệ Hồi Giáo, nhưng đã bị xã hội công dân tẩy chay.

Qatar, với trữ lượng đô la dồi dào là « mạnh thường quân » của Huynh Đệ Hồi Giáo.

Một chuyên gia khác mô tả thế trận mới như một cuộc « chiến tranh lạnh trong thế giới Ả Rập ».

Trả lời phỏng vấn của AFP, nhà phân tích Shadi Hamid, thuộc Viện nghiên cứu Brookings Doha giải thích : những chuyện đang diễn ra tại Ai Cập có thể xem là nằm trong khuôn khổ một cuộc « chiến tranh lạnh » trong thế giới Ả Rập và giờ đây rất dễ dự đoán ai sẽ là kẻ chiến thắng.

 Theo Shadi Hamid, phe chiến thắng là Ả Rập Xê Út và Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, còn người thua là Qatar và phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập và trong vùng.
 Hai kinh đô Ryad và Abou Dhabi đã rất hài lòng khi thấy quân đội Ai Cập ra tay lật đổ tổng thống Morsi, một vụ đảo chính đánh vào huyệt tử của Huynh Đệ Hồi Giáo, thành phần đối kháng được xem là nguy hiểm nhất.

Sau vụ khủng bố 11/09/2001 tại Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út lên án Huynh Đệ Hồi Giáo có chủ trương « quá khích » và « tất cả các nhóm quá khích đều xuất thân từ Huynh Đệ Hồi Giáo ».

Giáo sư Stéphane Lacroix, một chuyên gia Pháp về Huynh Đệ Hồi Giáo nhận định các vương triều vùng Vịnh nghi ngờ « tham vọng chính trị » của mạng lưới tôn giáo- chính trị-xã hội này.

 Một chính quyền mạnh dù là độc tài tại Ai Cập vẫn có lợi cho các vương triều láng giềng, hơn là một chế độ dân chủ nhưng bất ổn định rất khó dự phòng.

Tuy nhiên, lý do thâm sâu vẫn là mối “liên kết” giữa Huynh Đệ Hồi Giáo và chế độ giáo quyền tại Iran thuộc hệ phái Shia, đối thủ của hệ phái Sunni mà Ả Rạp Xê Út là lãnh tụ.

Trong thế trận Ryad và Teheran tranh giành ảnh hưởng độc tôn tại vùng Vịnh, tình hình tại Ai Cập có thể tạo ra một vết dầu loang.
Chính quyền Huynh Đệ Hồi Giáo tại Tunisie đã báo động kịch bản Ai Cập có thể tái diễn tại quốc gia này.

Vấn đề là phong trào này đã gây ra nhiều hiềm khích vô ích cho nên rơi vào thế cô đơn.
Chỉ tại Ai Cập, trong ngày 14/08, trong khi bị cảnh sát đàn áp thì Huynh Đệ Hồi Giáo đã ra tay tấn công đốt phá 22 nhà thờ và cơ sở của Thiên chúa giáo, từ Giáo Hội Copte Chính thống cho đến Tin lành.

Chủ trương áp dụng giáo luật Charia của đạo Hồi càng làm cho giới trẻ xa lánh.

Switch mode views: