Thủy điện Trung Quốc : nhà nước giàu nhưng dân trắng tay
- Thứ Sáu, 31 tháng Năm năm 2013 21:03
- Tác Giả: Tú Anh
Chính quyền Trung Quốc từng công nhận tháng 05/2011 là đập Tam Hiệp gây ra nhiều vấn đề cho môi trường chung quanh. Ảnh chup con đập từ vệ tinh
Getty Images
Một thập kỷ sau ngày khánh thành đập Tam Hiệp, Bắc Kinh phát triển một mạng lưới 50 đập thủy điện khổng lồ trên toàn quốc.
Nhu cầu năng lượng không giới hạn này của Trung Quốc gây thiệt hại nặng cho các nước láng giềng và … nhân dân Trung Quốc.
Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới xây trên sông Dương tử đã chôn vùi hàng trăm thành phố, làng mạc và hơn 1,2 triệu dân phải di tản đi nơi khác.
Bất chấp lời ta thán của dân gian và làn sóng phản đối của giới bảo vệ môi trường, Bắc Kinh vẫn tiến hành một chính sách thủy điện đầy tham vọng với hơn 50 dự án trong kế hoạch năm năm 2011-2015.
Nhu cầu năng lượng không giới hạn của Trung Quốc là động lực thúc đẩy Bắc Kinh bất chấp mọi hệ quả cho con người và môi trường.
Chỉ riêng trên sông Dương tử, 29 đề án đang và sẽ được thực hiện.
Đập Tam Hiệp với năng suất tương đương với 12 lò hạt nhân là mô hình cho các đập kế tiếp.
Được xem là giải pháp điều chỉnh lưu lượng sông Dương tử, bảo vệ dân cư thường xuyên là nạn nhân của lũ lụt, đập Tam Hiệp đã gây ra những hệ quả tai hại mà giới bảo vệ môi trường đã cảnh báo trước.
Cụ thể là vào năm 2011, lưu lượng sông Dương tử xuống đến mức thấp kỷ lục được ghi nhận từ 50 năm qua.
Chính quyền Trung Quốc phải thừa nhận « có nhiều vấn đề khẩn cấp » do đập Tam Hiệp gây ra : một là cho môi trường thiên nhiên và hai là chính sách tái định cư cho dân bị di dời chổ ở.
Trong khi đó thì mưa lũ đã đổ xuống các thành phố ở hạ nguồn giết chết hàng trăm người.
Số phận của hàng triệu dân phải di dời cũng rất bi thảm. Một nạn nhân 69 tuổi than thở với AFP là chính quyền cấp cho ông mảnh đất ở một nơi xa xôi không ai muốn đến, không làm ăn gì được.
Nói chung là những người bị trưng thu đất đai chỉ nhận được món tiền bồi thường không xứng đáng.
Nạn nhân thứ ba là tình trạng lưu thông trên sông Dương tử . Con đường huyết mạch nối liền Trùng Khánh ra biển bị gián đoạn vì đập thủy điện.
Tàu thuyền phải chờ cả tuần để qua đập khiến cho phần lớn thương vụ trên sông bị mất khách hàng.
Do quản lý kém, đập thủy điện biến thành nơi tích tụ hàng triệu tấn rác không kể đất đá trên núi tràn xuống và phân người.
Từ khi có đập thủy điện lượng cá trên sông giảm đi một cách nhanh chóng.
Trên thượng nguồn, giữa Tứ Xuyên và Vân Nam, hồ Khê Lạc Độ, một đập thủy điện khác vừa được xây dựng xong, đang trong tiến trình tích nước kể từ ngày 04/05/2013 và dự trù sẽ phát điện từ tháng 6.
Khê Lạc Độ, cao 285,5 mét, được xem là đập lớn nhất thế giới nếu tính theo lượng nước xã.
Giữa tháng 5, bộ môi trường cũng đã bật đèn xanh cho xây một đập khổng lồ khác, cao 314 mét, trên sông Đại độ.
Trên sông Nộ giang ở Vân Nam, chính quyền Trung Quốc cho phép xây một loạt 5 đập thủy điện trên tổng số 13 đề án bất chấp hệ quả cho sinh thái.
Trước cuộc tranh đấu mãnh liệt của dân chúng địa phương và giới bảo vệ môi trường , năm 2004, chính phủ Ôn Gia Bảo phải hủy bỏ một dự án để xoa dịu công luận Trung Quốc.
Vấn đề là sông Nộ giang chảy sang láng giềng Miến Điện và Thái Lan với tên gọi Salween.
Nhu cầu phát triển thủy điện của Trung Quốc đe dọa đời sống của các lân bang.
Tháng ba năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã chỉ trích ba dự án xây đập trên dòng sông Bramapoutre phát nguyên từ Tây Tạng và chảy xuống Ấn Độ.
Nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Cam Bốt, Miến Điện, Việt Nam đã bị lòng tham của Trung Quốc biến thành nạn nhân mà tương lai kinh tế và nông nghiệp tùy thuộc vào ý muốn của Bắc Kinh.
Theo nhận định của nhà bảo vệ môi trường Đới Thanh, cán bộ chính quyền địa phương và giới doanh nghiệp móc ngoặc với nhau để thủ lợi.
Đối với những kẻ này thì môi trường và cuộc sống của nhân dân không có ý nghĩa gì.
Tin mới
- Tổng thống Miến Điện cam kết đẩy lui nạn nghèo khó - 02/06/2013 20:05
- Hiệp hội báo chí thế giới : Bắc Kinh phải trả tự do cho các nhà báo bị giam cầm - 02/06/2013 19:59
- Biểu tình chống Trung Quốc, hàng chục người bị bắt giữ tại Hà Nội - 02/06/2013 19:53
- Bốn ngân hàng Việt Nam dính vụ rửa tiền hàng tỉ đô la? - 02/06/2013 00:12
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-06-2013 - 01/06/2013 23:57
- Bạo loạn ở mỏ vàng Kumtor : Kirghizstan ban bố tình trạng khẩn cấp - 01/06/2013 23:44
- Mỹ tố cáo quân đội Trung Quốc làm gián điệp mạng - 01/06/2013 23:16
- Mỹ yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho người tham gia phong trào Thiên An Môn - 01/06/2013 23:08
- Kinh tế Việt Nam có nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc - 01/06/2013 21:28
- Tấn công mạng là mối nguy âm thầm’ - 31/05/2013 22:59
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 31-05-2013 - 31/05/2013 20:56
- Hoa Kỳ: Nhân quyền là điều kiện để phát triển quan hệ quân sự với Indonesia - 31/05/2013 20:44
- Đối thoại Shangri La: Việt Nam tố cáo những hành động biểu hiện sức mạnh đơn phương trong vùng - 31/05/2013 20:36
- Phó thủ lãnh bị hạ sát, Taliban từ chối hòa đàm - 31/05/2013 00:42
- McDonald's đang dọn đường vào Việt Nam - 31/05/2013 00:28
- Tổng thống Syria ngầm cho biết vẫn nhận tên lửa của Nga - 31/05/2013 00:18
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-05-2013 - 30/05/2013 21:33
- Bắc Kinh: Không cần đánh cắp bí mật quân sự Mỹ - 30/05/2013 16:51
- Trung Quốc tìm cách chiếm lĩnh sân sau của Mỹ ở châu Mỹ Latinh - 30/05/2013 16:44
- Bắc Kinh cưỡng bức dân Bắc Triều Tiên hồi hương : Dư luận Hàn Quốc bất bình - 30/05/2013 16:21