Quốc tế kêu gọi chống nạn bắt người đưa đi mất tích
- Thứ Sáu, 30 tháng Tám năm 2019 18:25
- Tác Giả: Thụy My
Các gia đình Colombia có người thân bị bắt cóc hoặc mất tích trong Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn. Ảnh chụp ngày 30/08/2018.
AFP Photos/Joaquin Sarmiento
Nhân Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn 30/08/2019, đã có những lời kêu gọi trên thế giới nhằm chống lại các vụ bắt người đưa đi mất tích, cho dù thủ phạm là các Nhà nước, nhóm chính trị hay mafia.
Tại Colombia, nhóm « Những người tìm kiếm » gồm các bà mẹ mang biểu ngữ tại các địa điểm giao thông công cộng, cùng với ảnh của những người con đã biến mất không tin tức.
Họ phân phát các tài liệu liên quan đến 83.000 trường hợp mất tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Ở Mêhicô, có 40.000 người được cho là bị bắt đi mất tích, và hiện nay vẫn còn 26.000 xác người vô thừa nhận.
Tổ chức Di dân Quốc tế (OIM) nhấn mạnh đến sự tuyệt vọng của thân nhân những di dân bị mất tích, được ước tính khoảng 75.000 người kể từ năm 1996.
Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc kêu gọi các Nhà nước can thiệp trong việc tìm kiếm những người bị mất tin tức trên đường di cư, và điều tra về các tội phạm liên quan.
Tại châu Á, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) ghi nhận trên 500 trường hợp mất tích bí ẩn ở Bangladesh, trong đó có các nhà đối lập.
Chính quyền Đài Loan hôm 30/08/2019 yêu cầu Trung Quốc cho biết thông tin về trường hợp Lee Meng Chu, một tình nguyện viên đã mất tích từ 10 ngày qua sau khi công bố các hình ảnh quân đội Trung Quốc tập trung ồ ạt gần biên giới Hồng Kông.
Trên Libération ngày 30/08, luật sư nhân quyền Đằng Bưu (Teng Biao) tố cáo tình trạng bắt người một cách bí mật là chủ trương được thực hiện một cách có hệ thống của nhà cầm quyền Trung Quốc, trong đó luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng) và ông là những bằng chứng sống.
Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn kể từ năm 2011 nhằm chống lại tình trạng bí mật bắt người, vốn phổ biến nơi các chế độ độc tài, và ngày nay trở thành phuơng tiện để đàn áp đối lập chính trị.
Có 98 quốc gia ký vào Công ước quốc tế liên quan, nhưng không có Trung Quốc.
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-9-2019 - 02/09/2019 16:48
- Siêu bão Dorian tàn phá quần đảo Bahamas, hướng sang Mỹ - 02/09/2019 16:06
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 31-8-2019 - 01/09/2019 20:36
- Mỹ-Trung: Tăng thuế hơn 200 tỉ đô la hàng hóa từ 01/09/2019 - 01/09/2019 19:41
- Hoa Kỳ đưa tàu dầu Iran Adrian Darya 1 vào danh sách đen - 31/08/2019 22:37
- Chuyên gia Google phát hiện vụ tin tặc Iphone quy mô lớn - 31/08/2019 21:57
- Đại dương sẽ là kẻ thù nguy hiểm nhất của con người? - 31/08/2019 14:51
- Sau hải cảng, Trung Quốc nhòm ngó đường sắt châu Âu - 30/08/2019 23:09
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-8-2019 - 30/08/2019 21:58
- Mỹ: Donald Trump thông báo thành lập bộ chỉ huy không gian - 30/08/2019 18:43
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-8-2019 - 29/08/2019 21:03
- An ninh Thái Bình Dương : « Châu Á phải đứng dậy bảo vệ chủ quyền » - 29/08/2019 15:05
- Rừng Amazon có thực sự là "lá phổi" của Trái đất ? - 29/08/2019 14:12
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-8-2019 - 28/08/2019 23:53
- Đậu nành – sát thủ rừng Amazon: Pháp ‘‘nhận phần trách nhiệm’’ - 28/08/2019 17:54
- Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần bãi Tư Chính của Việt Nam - 28/08/2019 17:35
- Vụ Cathay Pacific, Bắc Kinh càng lộ rõ bộ mặt độc đoán - 27/08/2019 17:43
- Trưởng đặc khu Hồng Kông : Bạo lực ngày càng đáng lo ngại - 27/08/2019 16:46
- G7 : Tuyên bố chung về thương mại và khủng hoảng quốc tế - 27/08/2019 16:21
- Trung Quốc dùng chiêu bài kinh tế dọa người biểu tình Hồng Kông - 27/08/2019 15:44