Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam : Số lượng nội dung bị Facebook kiểm duyệt tăng 500%

india election facebook


Ảnh minh họa logo Facebook.
REUTERS/Dado Ruvic/Illustration/File Photo

 

Facebook đã tăng số lượng nội dung bị hạn chế truy cập ở Việt Nam trên 500% trong nửa cuối năm 2018, theo báo cáo công bố hôm nay 24/05/2019 của mạng xã hội này, trong bối cảnh Hà Nội gia tăng trấn áp các nhà ly khai trên mạng.

Báo cáo về minh bạch của Facebook cho biết từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, đã hạn chế truy cập 1.553 bài đăng và 3 tài khoản ở Việt Nam, so với sáu tháng đầu năm là 265 bài.
Việc « hạn chế » này có nghĩa là một bài đăng trên Facebook không thể xem được ở một số quốc gia vì vi phạm luật lệ địa phương.

Một phát ngôn viên Facebook nói với Reuters : « Đôi khi chúng tôi phải hạn chế truy cập nội dung vì vi phạm luật của một nước nào đó, cho dù không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng », và mỗi lần như thế đều có thông báo cho tác giả.

Văn bản về minh bạch của Facebook cho biết việc hạn chế nội dung được dựa trên các báo cáo của bộ Thông Tin và bộ Công An Việt Nam.
Trang web chính phủ Việt Nam hôm 7/5 cho hay Facebook đã gỡ trên 200 bài viết chống Nhà nước, và báo chí chính thức nói rằng Hà Nội đã thành lập một nhóm làm việc gồm Facebook, bộ Thông Tin và Truyền Thông, Ngân Hàng Nhà Nước, Tổng cục Thuế và bộ Công An để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

Facebook là mạng xã hội được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam, phục vụ cho cả thương mại điện tử lẫn thông tin « lề trái ».
Hồi tháng Giêng, Việt Nam tố cáo Facebook vi phạm luật khi cho phép người sử dụng đăng những bình luận chống chính phủ.
Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm nay đòi hỏi các công ty internet phải đặt trụ sở tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu trong nội địa.

Vào đầu tháng này, Amnesty International cho biết gần 10% trong số 128 tù nhân bị bắt giữ ở Việt Nam vì bất đồng chính kiến và bị lãnh án là do đăng những bình luận chống đối trên các mạng như Facebook.

Switch mode views: