• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-22 21:07:45') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-22 21:07:45') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 184 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-5-2019

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung: Hậu quả người tiêu dùng gánh

 

Walmart exterior1

Walmart là một dây chuyền siêu thị Mỹ.
Người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?
@Walmart

 

Chủ đề quốc tế vẫn được các báo Pháp tiếp tục theo dõi nhiều là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, trong khi mà các cuộc đàm phán rơi vào điểm chết.

Nhật báo kinh tế Les Echos có bài « Chiến tranh thương mại : tác động lên vật giá gia tăng ».

Liệu cuộc chiến thương mại Mỹ rồi sẽ đi đến đâu ?
Dường như đây là câu hỏi chung của những ai quan tâm đến cuộc đối đầu kinh tế giữa Washigton và Bắc Kinh.

 

Những đòn tấn công ồ ạt của tổng thống Donald Trump vào hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ vừa rồi và sắp tới đây, theo Les Echos, sẽ có thể tác động vào chính ngay người tiêu dùng Mỹ .

Nhật báo kinh tế Pháp phân tích: « Khác với làn sóng (tăng thuế) trước, khi đó người tiêu dùng Mỹ cuối cùng không bị tác động nhiều lắm, đợt tấn công lần này liên quan đến nhiều mặt hàng tiêu dùng đại trà.
Trong đó đặc biệt có nông sản, quần áo, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị tin học, điện thoại, máy ảnh …. »

Tờ báo trích dẫn ý kiến của Rick Helfenbein, chủ tịch American Apparel &Footwear Association, một hiệp hội đại diện cho cả ngàn nhãn hiệu quần áo khẳng định :
« Siết chặt và đưa thêm hàng tiêu dùng vào cuộc chiến thương mại, tổng thống Trump cho thấy ông không quan tâm đến việc giá cả gia tăng cho các gia đình hay đến hàng triệu lao động Mỹ lệ thuộc vào dây truyền tiêu thụ bị đe dọa ».

Hiệp hội này ước tính, mỗi năm một gia đình 4 người ở Mỹ sẽ phải chi thêm 2300 đô la cho tiêu dùng thiết yếu hàng ngày.
Về phía các công ty, tất nhiên họ đã phải có nước đi trước, mà cụ thể là chuẩn bị di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các nước lân cận như Việt Nam, Ấn Độ hay Đài Loan.

Đầu tư sụt giảm

Một hậu quả khác của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung cũng được Les Echos nêu ra đó là đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2018 đã giảm 80% do không khí nghi kỵ lẫn nhau và thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi các quyết định trừng phạt lẫn nhau.

Bắc Kinh đã kêu gọi một loạt các tập đoàn lớn đang hoạt động mạnh ở Mỹ không những ngừng đầu tư mà còn thoái bớt vốn đầu tư để đề phòng tình hình tài chính xấu.
Ở chiều ngược lại, đầu tư Mỹ vào Trung Quốc cũng giảm xuống 12,9 tỷ đô la trong năm 2018, so với năm trước là 14,1 tỷ.

Cũng cùng chủ đề cuộc thương chiến Mỹ-Trung, nhật báo La Croix ghi nhận, với các đòn tăng thuế, « Donald Trump muốn buộc Trung Quốc phải mở thị trường hơn nữa.
Ông muốn bảo vệ sở hữu trí tuệ, Bắc Kinh chấm dứt tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ, cũng như phải chấm dứt trợ giá cho các doanh nghiệp Nhà nước … ».

Trong khi mà nền kinh tế Mỹ đang rất khỏe, tổng thống Trump nhận thấy ông đang ở thế mạnh.
Hơn nữa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu đuối sức, tờ báo nhận xét.

Theo La Croix , « ông Donald Trump cố trấn an các công ty Mỹ, bảo đảm rằng nguồn thu từ tăng thuế (đánh vào hàng Trung Quốc) sẽ được sử dụng hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ, đặc biệt là các nhà nông, những người bị ảnh hưởng nhiều hơn cả ».

Tuy nhiên theo Hervé Goulletquer, giám đốc viện nghiên cứu Asset Management, thuộc ngân hàng Banque Postale của Pháp, được tờ báo trích dẫn :
« Trong ván bài này tất cả mọi người đều có thể thua. Vì không giống những gì ông Trump nói, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cho thuế tăng với các sản phẩm Trung Quốc vì các công ty nhập khẩu hàng Trung Quốc sẽ phải nhập với giá cao hơn ».

Giá tiêu dùng tăng sẽ đẩy lạm phát lên mạnh và khi đó Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sẽ buộc phải đẩy tỷ giá lãi suất ngân hàng lên và điều này sẽ làm chậm lại hoạt động kinh tế.
Tóm lại tổng thống Donald Trump phải chứng minh ông có thể đạt được « thỏa thuận tốt » thay vì phải đẩy cuộc chiến tranh đi quá xa.

Cuba bóc lột chuyên gia làm nhiệm vụ quốc tế ?

Chuyển qua nhật báo le Monde với một thời sự liên quan đến Cuba. Le Mode đưa tin, nhiều hiệp hội kiện chính phủ Cuba lên Tòa Hình Sự Quốc Tế CPI về việc bóc lột bác sĩ đi làm chuyên gia ở nước ngoài như nô lệ.

Theo tờ báo, Prisoners Defenders, một hiệp hội bảo vệ dân chủ đóng trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha, hôm 14/5 thông báo đã kiện chính phủ Cuba lên CPI tại La Haye vì « Tội ác chống nhân loại vì hành vi đối xử như nô lệ » với công dân.

Đơn kiện liên quan đến « hàng nghìn bác sĩ Cuba bị ép tham gia làm nhiệm vụ ở nước ngoài trong những điều kiện như nô lệ để mang lại lợi nhuận cho chính phủ Cuba ».

Đơn kiện đã được nộp từ hôm 8/5 với chữ ký của chi nhánh hiệp hội nói trên tại Cuba và hội Liên Hiệp Ái Quốc tại Cuba (Unpacu), một tổ chức phi chính phủ ly khai, tự nhận có khoảng 3000 thành viên trên hòn đảo.

Le Monde nhắc lại, việc chính phủ Cuba đưa các nhà chuyên môn đi làm nhiệm vụ quốc tế là một thực tế đã có từ 50 năm qua và khoảng hai chục năm trở lại đây phát triển mạnh.

Các chuyên gia, đa phần là bác sĩ, thuộc đủ các ngành nghề khác từ kỹ sư cho đến huấn luyện viên thể thao.
Các bác sĩ Cuba là những chuyên gia có tay nghề cao.
Người ta đã thấy họ làm việc trong đợt dịch Ebola ở Sierra Leone, trong các trận động đất lớn ở Haiti, Venezuela, Bolivia hay Nam Phi để cứu sống hàng ngàn sinh mạng người.
Thời gian gần đây, các sứ mệnh như thế đã trở thành công cụ chủ chốt của ngoại giao Cuba đồng thời mang lại 8 tỷ đô la cho chính phủ năm 2016.

Những năm trước, con số này có lúc lên tới 10 tỷ đô la. Đó là nguồn thu nhập chủ yếu của đất nước, còn cao hơn cả ngành du lịch.
Theo La Habana, có khoảng 800 nghìn chuyên gia Cuba đã làm thuê tại 167 nước.
 Hiện 50.000 bác sĩ vẫn còn đang làm nhiệm vụ ở khoảng 60 nước. Họ được trả lương vài trăm đô la/ tháng, nhưng nếu làm việc trong nước họ chỉ nhận khoảng 35 đô la.

Vẫn theo Le Monde, để tránh hiện tượng đào ngũ, chính phủ ra những quy định kiểm soát và trừng phạt rất ngặt.
Chuyên gia không được mang theo gia đình đi theo. Bỏ dở nhiệm vụ bị phạt tù từ 3 đến 8 năm. Nếu đào thoát, bị cấm trở về nước…

Mặc dù các quy định như vậy, « hàng nghìn chuyên gia có tay nghề cao đã lợi dụng đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài để bỏ trốn », ông Javier Larrondo, sáng lập viên hiệp hội Unpacu và Prisoners Defenders cho biết.

Kèm với đơn kiện, các hiệp hội trên còn trình lên Tòa Hình Sự Quốc Tế , Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (tại Genève) một tài liệu dày 350 trang tố cáo chính phủ bóc lột các chuyên gia như thế nào : Thu 70 đến 90% lương của các chuyên gia.

Tại chỗ, họ bị kiểm soát chặt chẽ như những tù nhân, không được giao tiếp với bên ngoài nếu không được phép của trưởng đoàn… các nạn nhân của cách làm của chính phủ Cuba không phải là đơn lẻ mà chiếm tỷ lệ rất lớn, đơn kiện khẳng định.

Hôm thứ Hai, CPI cho biết đã tiếp nhận đơn kiện nhưng điều đó không nhất thiết Tòa sẽ mở điều tra.
 Cuba là nước không ký tham gia CPI

Đức muốn dời trụ sở Nghị Viện Châu Âu Strasbourg về Bruxelles

Trở lại với thời sự châu Âu và nước Pháp, dư luận báo chí Pháp tuần này tập trung vào cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu sắp diễn ra với rất nhiều bài viết về chiến dịch vận động tranh cử của các đảng phái chính trị khác nhau.

 Trang quốc tế báo Le Figaro có bài viết với hàng tựa đáng chú ý : « Nghị Viện Châu Âu : Strasbourg đang thành vấn đề ».

Vấn đề ở đây là nước Đức, thành viên chủ chốt của liên hiệp, đánh tiếng qua gợi ý của lãnh đạo đảng CDU cầm quyền, cho biết sẵn sàng chuyển trụ sở Nghị Viện ở Strasbourg, vùng Alssace (Pháp) về Bruxelles. Điều này khiến nước Pháp không khỏi khó chịu.
Cuộc tranh luận đang dấy lên ở nước Đức và được nhiều chính khách Đức ủng hộ.

Theo bài báo, « nhìn từ nước Đức thì cùng lúc hai cơ quan đầu não của Liên Hiệp Châu Âu đặt tại hai nơi là vô lý, tốn kém, quản lý kém hiệu quả ».
Thực tế, theo một nghiên cứu của Viện Kiểm Kế Châu Âu thực hiện năm 2014, « riêng việc đi lại của các nghị sĩ Châu Âu giữa Bruxelles và Strabourg mỗi năm tốn 110 triệu euros.

Ngoài các nghị sĩ, còn có các trợ lý, báo chí, tức là gần 5000 người liên quan phải di chuyển trên hành trình đó ».
Con số chi phí đi lại thôi đã không phải là nhỏ.

Tuy nhiên ý kiến này đã động chạm đến biểu tượng và niềm tự hào của Pháp.
Ngay lập tức Paris đã phản ứng khẳng định việc di dời này không có trong chương trình và cho rằng sáng kiến của bà chủ tịch đảng CDU Annegret Kramp-Karrenbauer có ý đồ cố ý khiêu khích…
Bà quốc vụ khanh về Châu Âu của Pháp Nathalie Loiseau tuyên bố « Strabourg là thủ đô dân chủ của Châu Âu, đó là niềm tự hào của chúng ta ».

Cuộc tranh cãi có vẻ dịu xuống, nhưng theo le Figaro, trường hợp Strasbourg là biểu hiện của sự bất hòa, không hiểu nhau giữa Berlin và Paris trên quan điểm xây dựng châu Âu. « Với Đức, Châu Âu phải cải cách, hợp lý hóa để trở nên hiệu quả hơn. Với Pháp, Châu Âu cần những biểu tượng để gắn kết các công dân của mình ».

Nhà thờ Đức Bà Paris : Sau nỗi xúc động là tranh cãi

« Một tháng sau, những điều còn chưa biết về việc trùng tu nhà thờ Đức Bà », đó là hàng tựa trang nhất của nhật báo Le Figaro.
Cách đây đúng 1 tháng, nhà thờ Đức Bà Paris, công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa nghệ thuật của nước Pháp, bị hỏa hoạn phá hủy nghiêm trọng.
 Những ngày sau vụ hỏa hoạn, người Pháp đã chứng kiến tình liên đới, cảm thông chưa từng có của cả thế giới.

Khi tình cảm xúc động lắng xuống thì bắt đầu lại dấy lên các cuộc thảo luận và tranh cãi xung quanh chuyện phục dựng lại nhà thờ.
Một tháng trôi qua, cuộc điều tra của cảnh sát về nguyên nhân vụ tai nạn vẫn còn rất mù mờ, không tiến triển được gì.
Trong khi đó các cuộc tranh luận lại rộ lên.

Mục sự kiện của nhật báo Le Figaro dành 3 trang báo cho các vấn đề đang gây tranh cãi xung quanh việc tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris : Muốn phục dựng lại nhanh công trình thì phải ra luật đặc biệt, miễn trừ nhiều ràng buộc, thế nhưng điều này đang vấp phải sự phản đối của các thượng nghị sĩ.

Tòa giám mục Paris thì phản đối Quỹ Di Sản thông báo rằng đã nhận đủ tiền quyên góp hảo tâm cho tái thiết nhà thờ.
Việc dựng lại tháp mũi tên theo lối cổ nguyên bản hay hiện đại cũng là vấn đầ gây tranh luận gay gắt giữa các trường phái kiến trúc và các chuyên gia.

Switch mode views: