Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Sữa bột khan hiếm trên thế giới vì hạn hán và xì-căng-đan

chinamilk powder



Các vụ tai tiếng sữa giả Trung Quốc một trong những nguyên nhân đãn đến việc mua gom sữa bột để bán lại kiếm lời (AFP)


Giá sữa lại tăng trên thị trường thế giới do hạn hán tại các nước xuất khẩu sữa chính, khiến người tiêu dùng châu Á lo ngại.

Đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi xảy ra nhiều xì-căng-đan sữa giả, nên việc mua gom sữa bột cho trẻ em để bán lại kiếm lời trở nên thịnh hành.

Đàn bò ở New Zealand đang thiếu cỏ, nên sữa cho em bé sẽ đắt lên, vì khu vực này xuất khẩu đến 90% sản lượng.

Hiện nay lượng sữa thu được từ đầu năm đang giảm 7%.

Nhà kinh tế Gérard You, chuyên gia về thị trường sữa của Viện Chăn nuôi Paris cho rằng, năm nay thế giới sẽ thiếu từ 3 đến 5 triệu tấn sữa.

Ông giải thích : Năm quốc gia và khu vực đảm bảo 80 đến 85% lượng sữa bán ra trên thế giới, đứng đầu là New Zealand, rồi đến Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và Achentina. Nhưng tất cả các nhà xuất khẩu sữa này đều đang gặp khó khăn trong quý I năm 2013.

Achentina liên tục gặp vấn đề thời tiết, hết hạn hán lại đến mưa lũ, nên đã chuyển một số đồng cỏ sang trồng đậu nành để thu lãi nhiều hơn.

Liên hiệp châu Âu thì lượng sữa sút giảm.

Chuyên gia You cho rằng : « Nếu nói là khan hiếm sữa trầm trọng thì có hơi quá, nhưng tác động của việc thiếu sữa lên giá cả là điều chắc chắn ».

Theo ông, có thể sữa tăng giá khoảng 25% trong năm nay.

Trên sàn giao dịch thương mại quốc tế về sữa GlobalDairyTrade do tập đoàn New Zealand Fonterra gầy dựng, lượng giao dịch tăng 33% trong vòng sáu tuần qua. Sữa bột gầy xuất xứ từ New Zealand đã tăng giá khoảng 60% tính từ đầu năm.

Hiện tượng này khiến châu Á lo ngại, nhất là tại Trung Quốc, nơi liên tục diễn ra nhiều xì-căng-đan thực phẩm, đặc biệt là vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 làm cho 6 em bé bị chết và gây bệnh cho 300.000 bé khác.

Gần đây nhất, có 25 tấn sữa giả đã bị tịch thu tại miền đông Trung Quốc vào cuối tháng Ba.

Chuyên gia về Trung Quốc Jean-Marc Chaulet thuộc Viện Chăn nuôi nhận định : « Năm 2008 đánh dấu một bước xoay chuyển.

Lượng sữa bột nhập khẩu từ đó đến nay đã tăng gấp bốn lần.

Các nhãn hiệu sữa ngoại quốc là một đảm bảo an toàn, cho dù giá có cao hơn 35% so với sữa nội địa ».

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành thị trường sữa công nghiệp hàng đầu thế giới, với khoảng một triệu tấn bột sữa và lactoséum.

Vừa lo thiếu sữa, lại vừa sợ sữa giả, khách du lịch Trung Quốc đến châu Âu đã vét sạch sữa trên các quầy hàng, mang về nước những hộp sữa dành cho trẻ em. Hiện tượng du khách Trung Quốc mua vét sữa tại Luân Đôn nay đã lan sang Paris, nhất là tại các khu vực gần những thương xá.

Gérard Calbrix, nhà kinh tế làm việc tại ATLA (Hiệp hội các nhà sản xuất sữa Pháp nói: « Người Trung Quốc tìm cách mua sữa xách tay trực tiếp từ các nước phương Tây, do khách du lịch Trung Quốc hay nước ngoài mang về ».

Các hộ gia đình còn đặt mua sữa qua internet, chủ yếu là qua các trang mạng của Úc, những công ty bán sữa trên mạng sẽ đóng gói và gởi đến Trung Quốc.

Bên cạnh đó là những người di chuyển qua lại bằng xe lửa giữa Hồng Kông và Hoa lục. Hiện tượng này nhiều cho đến nỗi chính quyền đã phải giới hạn lượng sữa được mang về, và lục soát các chuyến tàu.

Việc số sữa hiện có bị mua vét trong khi số lượng sữa sản xuất ra trên thế giới đang sụt giảm, sẽ đặt ra một số vấn đề.

Ông Gérard You dự báo : « Khi giá vượt qua mức 3.000 euro một tấn, thì các nước như Nigeria hay Algérie có nguy cơ không mua nổi, còn trên toàn châu Á sẽ bị thiếu sữa ».


Switch mode views: