• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-28 00:20:43') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-28 00:20:43') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 184 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Việt Nam: Hai nhà hoạt động được trả tự do và sang Đức

LS Nguyen van Dai

Luật sư Nguyễn Văn Đài (DR)
(ảnh internet)

Theo hãng tin AP, trên mạng xã hội Facebook hôm nay, 08/06/2018, tổ chức Hội Anh em Dân chủ thông báo luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vừa được trả tự do tối qua và ngay sau đó đã lấy máy bay sang Đức cùng với vợ.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập « Hội Anh em Dân chủ », đã được chính quyền Việt Nam phóng thích cùng với một thành viên khác của tổ chức này là bà Lê Thu Hà.

Theo AP, bà Hà cùng với vợ chồng luật sư Đài trên nguyên tắc đã đáp xuống sân bay Franfurt, Đức, sáng nay.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã lãnh án 15 năm tù và bà Lê Thu Hà lãnh án 9 năm tù trong một phiên xử vào tháng 4 vừa qua, với tội danh «  hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », cùng với 4 thành viên khác của « Hội Anh em Dân chủ » là Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Ông Đài và bà Hà không kháng án, trong khi bốn bị cáo kia đã kháng án. Nhưng trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Hai vừa qua, tòa đã xử y án tù đối với họ.

Hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đức đã hoan nghênh việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà, xem đây là « cử chỉ nhân đạo đáng kể của phía Việt Nam » và là « một tín hiệu tốt gởi đến cộng đồng quốc tế".
Về phần ông Phil Robertson, đặc trách châu Á của Human Rights Watch, thì hoan nghênh Đức đã cho luật sư Nguyễn Văn Đài tị nạn.

Hội Anh em Dân chủ cũng là một trong số khoảng 90 tổ chức, trong đó có những tổ chức nhân quyền quốc tế như Phóng viên không biên giới, đã ký tên vào một bức thư kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ hiệp định tự do mậu dịch ký với Việt Nam, vì theo họ, Hà Nội là một trong những « kẻ thù tệ hại nhất » của nhân quyền.

Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được ký vào năm 2015, nhưng cho tới nay chưa được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn.
Hiệp định này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ vào năm ngoái rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Cũng về nhân quyền, hôm nay, tổ chức Human Rights Watch của Mỹ, ra thông cáo kêu gọi Việt Nam sửa đổi dự thảo Luật An ninh Mạng cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa văn bản này ra cơ quan lập pháp.
 Quốc hội Việt Nam dự kiến vào ngày 12/06 tới sẽ bỏ phiếu về dự luật này, mà hiện đang bị chỉ trích là « quá mơ hồ và khái quát ».

Trong thông cáo, Human Rights Watch cho rằng dự thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho nhà cầm quyền rất nhiều quyền hạn để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là « trái pháp luật », cần phải kiểm duyệt.

Theo tổ chức nhân quyền Mỹ, « luật pháp Việt Nam vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ thực thụ quyền bảo mật thông tin cá nhân và các điều khoản trong dự luật an ninh mạng có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chính quyền nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt động ôn hòa trên mạng ».

Switch mode views: