Manila phản đối Bắc Kinh đặt tên cho thực thể ngầm ở vùng biển Benham Rise
- Thứ Tư, 14 tháng Hai năm 2018 17:35
- Tác Giả: Mai Vân
Khu vực biển Benham Rise của Philippines
Ảnh : @ECS Submission of the Republic of the Philippines
Chính phủ Philippines vào hôm nay, 14/02/2018, đã lên tiếng bác bỏ những tên mà Trung Quốc đặt cho một số thực thể ngầm dưới đáy các vùng biển, mà Manila cho là thuộc chủ quyền không thể chối cãi của mình.
Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, Harry Roque Jr., tuyên bố chính quyền Manila “phản bác” và không công nhận các tên mà Trung Quốc đặt cho các thực thể ngầm trong khu vực Benham Rise.
Nhân vật này còn cho biết thêm là Manila đã nêu vấn đề đặt tên ở vùng biển Benham Rise này với phía Trung Quốc, và có thể sẽ nêu lên với cơ quan quốc tế về thủy văn, phụ trách việc lập danh sách những thực thể như thế.
Ông Roque còn cho biết thêm là Trung Quốc đã đặt tên cho những thực thể tại đây vào năm 2015 và 2017.
Vùng Benham Rise, mà Philippines đã cải tên thành Philippine Rise, là một khu vực nằm ngoài bờ biển phía đông bắc Philippines. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Philippines có quyền chủ quyền đối với Benham Rise và vùng biển này nằm một phần trong thềm lục địa mở rộng của Philippines.
Vụ việc đã nổi lên sau khi một chuyên gia Philippines, ông Jay Batongbacal - giám đốc Viện Hàng Hải và Luật Biển Philippines – trên Facebook hôm 12/02 cho biết là cơ quan Tổ Chức Thủy Văn Quốc Tế (IHO) gần đây đã thông qua 5 tên gọi do Trung Quốc đề xuất đối với 5 thực thể ngầm tại Benham Rise, trong đó có ba ngọn núi ngầm nằm bên trong vùng 200 hải lý quanh Philippines.
Chính quyền của tổng thống Philippines mới đây đã ra lệnh cấm nước ngoài nghiên cứu tại khu vực Benham Rise, sau khi đã từng cho phép một nhóm Trung Quốc nghiên cứu khoa học tại khu vực đó, ít ra là cho đến ngày 25/02.
Theo AP, cho đến nay, giới quan sát vẫn thắc mắc tại sao chính quyền tổng thống Duterte lại cho phép Trung Quốc nghiên cứu khoa học ở vùng biển đó, trong bối cảnh chủ quyền của Manila tại Biển Đông bị Bắc Kinh phủ nhận.
Cho đến giờ thì tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila chưa có phản ứng trước lời lẽ của Manila.
Trong thời gian gần đây, phía chính quyền thân Bắc Kinh của tổng thống Philippines có một vài dấu hiệu cứng rắn trên vấn đề chủ quyền biển.
Manila mới đây không cho phép các quốc gia khác khai thác dầu khí, hay đánh cá trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines. Thậm chí ông Duterte còn dọa sẽ ra lệnh cho hải quân nổ súng trong trường hợp lệnh cấm bị vi phạm.
Tin mới
- Mỹ ép châu Âu tự lo quốc phòng nhưng không muốn bị cạnh tranh về vũ khí - 16/02/2018 17:40
- Mỹ sẽ không đánh « hộc máu mũi » Bắc Triều Tiên - 16/02/2018 17:12
- Việt Nam đón giao thừa Mậu Tuất, hàng trăm ngàn người đổ ra đường - 15/02/2018 23:47
- Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cảnh báo về sức mạnh quân sự Trung Quốc - 15/02/2018 23:22
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-02-2018 - 15/02/2018 23:15
- Thế Vận Hội không là đũa thần đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên - 15/02/2018 22:03
- Trung Quốc vung tiền thâu tóm đất canh tác Pháp - 15/02/2018 16:05
- 47 người Việt ở Nhật bị cưỡng chế về nước bằng máy bay thuê riêng 26 triệu yên gây bức xúc - 15/02/2018 15:35
- Nổ súng trong trường trung học ở Florida: 17 chết, 14 bị thương - 15/02/2018 03:23
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-02-2018 - 15/02/2018 02:50
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-02-2018 - 14/02/2018 04:07
- Israel, nhân tố mới trong cuộc chiến Syria, bài toán thêm nan giải - 13/02/2018 18:36
- Valentine : Làm gì ở Paris khi bạn còn độc thân ? - 13/02/2018 17:16
- Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc - 13/02/2018 15:41
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-02-2018 - 13/02/2018 01:20
- Khi Trung Quốc thống trị thế giới - 12/02/2018 17:42
- Quan hệ liên Triều sưởi ấm ngoạn mục nhưng mong manh - 12/02/2018 15:09
- Thủ tướng Israel cảnh báo thế giới và Iran - 12/02/2018 00:02
- Em gái Kim Jong Un rời Hàn Quốc sau chuyến thăm được xem là thành công - 11/02/2018 23:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-02-2018 - 10/02/2018 18:47