• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-26 17:00:51') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-26 17:00:51') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 184 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Donald Trump liệu có thất thế trước Tập Cận Bình ở châu Á?

trump-asia-japan 6

Ông Donald Trump dự buổi tiệc chiêu đãi tại Akasaka Palace, Tokyo, tối 06/11/2017.
REUTERS/Shizuo Kambayashi

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Nhật Bản, mở đầu vòng công du châu Á đầu tiên của ông.

Ngoài hồ sơ nóng bỏng là vấn đề hạt nhân-tên lửa Bắc Triều Tiên, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng điều mà chủ nhân Nhà Trắng muốn đạt được là thuyết phục được các đồng minh và đối tác về quyết tâm và thực lực của Mỹ trong việc mang lại cho khu vực một đối trọng đáng tin cậy trước ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời gây sức ép trên Bắc Kinh để tác động tốt trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, và giành được một số lợi ích kinh tế.

Liệu ông Trump có được toại nguyện hay không?

Đối với tờ báo có uy tín tại Anh Quốc, The Observer, câu trả lời nêu lên trong bài xã luận ngày 05/11/2017 rất rõ ràng :
 « Vừa thiếu kiến thức về quan hệ quốc tế, vừa hay phát biểu nóng vội, lại chủ trương « Nước Mỹ Trên Hết », tổng thống Mỹ khó gặt hái thành công trước một Tập Cận Bình thực tế. »
Theo tờ báo, hình ảnh « Con bò mộng trong một cửa hiệu đồ sứ » có lẽ rất phù hợp để mô tả chuyến đi Châu Á của Donald Trump.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống vào năm ngoái, ông Trump đã lên giọng tỏ vẻ rất giận dữ đối với Trung Quốc, gọi Bắc Kinh là « kẻ thù », và tố cáo Trung Quốc « cướp đoạt »’ nước Mỹ với cung cách thương mại ăn cướp.
Một cách rất thản nhiên, ông còn gợi ý với Nhật Bản là nên trang bị vũ khí hạt nhân và nói với Hàn Quốc là nên trả thêm tiền công bảo vệ cho Mỹ.

Ông đã cam kết xé bỏ thỏa thuận thương mại TPP, một lời hứa mà ông đã thực hiện. Ông cũng muốn diệt trừ mối đe dọa mà Bắc Triều Tiên đặt ra bằng mọi giá, kể cả bằng hành động quân sự.

Bất an trong khu vực do bất động tại Mỹ…

Đối với The Observer, cách hành xử của ông Trump tại Nhà Trắng đã làm cho vùng Châu Á Thái Bình Dương cảm thấy bất an, một phần có lẽ vì những gì ông không làm.
 Nhà Trắng một cách rất lạ lùng đã không đưa ra được một tầm nhìn và một chính sách cho một khu vực mà tất cả đều đồng thanh đánh giá là then chốt cho sự trù phú, an ninh của Mỹ ở thế kỷ 21 này.

Trump cho rằng chính sách ‘xoay trục sang Châu Á’ của Obama đã thất bại trong mục tiêu căn bản là quản lý và đóng khung ảnh hưởng địa chính trị đang bành trướng của Trung Quốc.
Thế nhưng ông Trump đã không đưa ra được cái gì khác để thay thế. Những đồng minh lâu đời không còn biết một cách chắc chắn Mỹ đứng ở đâu nữa.

Điều mà ông Trump đã làm là gây thêm lo sợ và rối loạn.
Cuộc đấu khẩu ngày càng leo thang giữa ông và lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên đã thúc đẩy Bình Nhưỡng gia tăng nỗ lực trang bị hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân và có khả năng bắn đến lãnh thổ Mỹ.

Ông Trump đe dọa « hủy diệt hoàn toàn » quốc gia này, gợi lên bóng ma chiến tranh hạt nhân và gây lo ngại cho các bạn bè và đồng minh.
Hơn nữa, quan điểm cấp bách cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc trừng phạt Kim Jong Un đã đẩy ông Trump vào một mối quan hệ nhún nhường không bình thường với Tập Cận Bình, lãnh đạo hùng mạnh của Trung Quốc mà ông Trump sẽ gặp.

Lời cam kết trước đây của ông là lái quan hệ song phương Mỹ-Trung theo chiều hướng có lợi cho Mỹ một cách triệt để, đã bị thay thế bằng sự ve vuốt không lành mạnh. Gần đây ông gọi Tập Cận Bình là ‘Vua Trung Quốc’.

Trung Quốc sẽ nhượng bộ hình thức?

Tờ báo Anh chỉ trích không nể nang : Việc ông Trump thiếu tầm nhìn rõ ràng, tính huênh hoang, kiêu căng, cả tin, cùng với xu hướng dễ mất bình tĩnh của ông, đặt ra vấn đề cho phía chủ nhà Trung Quốc sẽ đón tiếp ông.

Đối với một người khách nhiều khiếm khuyết như thế, trên phương diện ngoại giao, sẽ không khó để đạt được những mong muốn tốt nhất. Nhưng mặt khác, nếu để ông Trump trở về tay trắng thì sẽ có nguy cơ gây thêm những vụ bùng nổ khó lường.

Cho nên các nhà quan sát dự đoán là ông Tập Cận Bình sẽ có một số nhượng bộ về thương mại có vẻ to tát, nhưng chủ yếu là mang tính chất hình thức, để thỏa mãn chương trình « Nước Mỹ Trên Hết » của ông Trump, cho phép ông khoe khoang một thành công lớn.

Trung Quốc cũng có thể hứa giúp gây sức ép lên Bắc Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh sẽ không đi xa hơn những biện pháp hiện hành.
Đây chính là kịch bản kết quả hạn hẹp mà các cố vấn của ông Trump đã ngầm đồng ý.

Trump: Thất bại cả về kinh tế lẫn chiến lược?

Theo The Observer, một kết quả như thế sẽ gác qua một bên, những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề mà nếu không giải quyết, có thể biến thành ung nhọt và biến quan hệ cạnh tranh thành sự đối đầu.

Một vấn đề là thực tế không chút thoải mái đối với nền kinh tế Mỹ và người lao động Mỹ : Đó là Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng nhiều gấp 3 lần hàng nhập tư Mỹ.
Tình trạng mậu dịch mất cân đối nặng nề đó là biểu tượng rõ nhất về đà vươn lên của Trung Quốc, và sự thụt lùi tương đối của Mỹ.

Một vấn đề nổi cộm khác là như vậy ông Trump đã thất bại trong việc xử lý nghiêm túc sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như không hiểu được hệ quả tiêu cực trên sự tin tưởng của Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia và những nước khác vào cam kết hỗ trợ của Mỹ.

Trung Quốc thời Tập Cận Bình, người vừa được Đại Hội Đảng Cộng Sản mới đây mặc nhiên tôn lên thành lãnh đạo suốt đời, còn đặt ra một thách thức cơ bản hơn nữa : Việc Trung Quốc xem thường cung cách điều hành dân chủ, bầu cử tự do, quyền con người, quyền công dân, tư pháp độc lập đang phá hoại sâu sác những giá trị phương Tây.
Cách triệt hạ những người chủ trương dân chủ ở Hồng Kông, truy bức nhà văn ly khai là những ví dụ điển hình.

Việc Bắc Kinh xem thường nhân quyền vốn mang tính phổ quát là một thách thức nhắm vào hệ thống chuẩn mực phổ quát được xây dựng thông qua Liên Hiệp Quốc từ năm 1945.

Đấy không chỉ là vấn đề nội bộ Trung Quốc. Trên đà vươn lên, Trung Quốc gia tăng sử dụng quyền lực mềm, với những công cụ như đầu tư, xây dựng hòa bình ở Nam Sudan, vùng Sừng Phi Châu, và đang thực thụ xuất khẩu mô hình điều hành của mình ra thế giới.

« Thế Kỷ Xuyên Thái Bình Dương đã bắt đầu »

Một nghiên cứu của Atlantic Council, nhóm chuyên gia cố vấn tại Washington, ghi nhận là vùng Châu Á Thái Bình Dương sẽ là vùng kinh tế năng động nhất thế giới vào khoảng 2050, và các quốc gia trong vùng đang chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn cả Châu Âu.

 Một xu thế chuyển dịch quyền lực căn bản đang diễn ra và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp đang bị thách thức gay go.
Câu trả lời của Mỹ phải là thắt chặt liên minh an ninh hiện hữu, lôi kéo Trung Quốc nhập cuộc nhưng phải cứng rắn.
 Mỹ phải cổ vũ « các giá trị cơ bản », trong toàn vùng, đồng thời phải luôn luôn tìm kiếm mẫu số chung, nếu được, với Trung Quốc.

Theo bản nghiên cứu này, Washington không thể hoài nghi về thực tế là « Thế Kỷ Xuyên Thái Bình Dương đã bắt đầu ».
Câu hỏi mà The Observer đặt ra là liệu một người như Donald Trump có thể lắng nghe những lời khuyên này hay không ?
Liệu ông có thể chấp nhận ý nghĩ là thời đại thống trị của Mỹ đang kết thúc hay không ?

 Có lẽ là không. Điều tốt nhất mà người ta có thể hy vọng là ông Trump giảm bớt các phát biểu hung hăng trong tuần này và theo sát chương trình đã được vạch ra.

Tờ báo còn hóm hỉnh cho là : « Nếu đúng như dự đoán của một số người, Bắc Triều Tiên có thể khiêu khích, bắn thử tên lửa gọi là để chào đón ông, thì điều mà những người chung quanh ông có thể làm là cột ông lại. »


Switch mode views: