Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngày 08 tháng 03

- Ngày Phụ Nữ Thế Giới.

1500 – Nhà thám hiểm Bồ đào Nha, Petro Alvares, cầm đầu một đoàn 1.200 người, đổ bộ lên vùng đất mà họ đặt tên là “Terra da vera cruz), là nước Brasil ngày nay.

1618 - Johann Kepler khám phá định luật thứ 3 về sự chuyển động của hành tinh.johannes kepler 1610 080310


Bức chân dung của  Johannes Kepler năm 1610 do một hoạ sĩ vô danh thực hiện.

1702 – Công Chúa Anne lên ngôi Nữ Hoàng Anh, kế vị Hoàng Đế Guillaume lll qua đời vì tai nạn ngã ngựa.

1853 – Bức tượng bằng đồng đầu tiên của Tổng Thống Andrew Jackson được giới thiệu trước công chúng tại Washington, DC.

1854 - Nhật Bản và Hoa Kỳ ký kết Thương ước ”Kanagawa”, cho phép thương thuyền Hoa Kỳ được phép vào các Thương cảng Nhật Bản.

1855 – Ngày khánh thành cây cầu treo bắc ngang qua sông Niagara, nối liền Hoa Kỳ và Canada.

1874 – Ngày qua đời của ông Millard Fillmoreest, Tổng Thống thứ 13 của Hoa kỳ. Trong suốt nhiệm kỳ, ông gặp nhiều vấn đề phức tạp phải giải quyết: 

- Tiếp nhận những Tiểu bang mới vào Liên bang Hoa Kỳ.

- Định ranh giới giữa hai Tiểu bang Texas và New Mexico.

- Cho phép New Mexico và Utah định đoạt quy chế nô lệ qua trưng cầu dân ý.

- Buộc nhân viên an ninh Liên bang phải bắt những người nô lệ đào thoát.

- Dẹp bỏ chợ bán nô lệ tại Thủ đô Hoa Thinh Đốn.

1880 – Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố Hoa Kỳ có quyền hành pháp luật đối với bất cứ kênh đào  nào bắt ngang eo kênh đào Panama.

1889 – Ngày qua đời của ông John Ericsson. Ông phối hợp với một kỹ sư người Anh, John Braithwaite, làm ra chiếc xe cứu hoả đầu tiên, chạy bằng hơi nước.

1899 - Bị coi rẻ và chỉ được trả lương thấp, ngày 8-3-1899, các nữ công nhân ngành dệt và ngành may ở Chicago (Mỹ) đã bãi công, biểu tình đòi tǎng lương, giảm giờ làm việc. Cuộc đấu tranh này đã giành được thắng lợi và dẫn đến phong trào đòi bình đẳng nam nữ của phụ nữ Mỹ. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng và được ủng hộ tại nhiều quốc gia. Nǎm 1910, Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II họp tại Copenhaghen, Thủ đô Đan Mạch, theo đề nghị của Clara Zetkin, đã quyết định hàng nǎm lấy ngày 8-3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ.

1902 – Sinh nhật ông Tom Blake, người tiền phong trong lịch sử của môn thể thao trượt nước và là người sáng chế ra tấm dụng cụ trượt nước.

1904 – Quốc hội Đức bỏ lệnh cấm đối với các Linh Mục dòng Tên.

1905 – Tại Nga, cuộc nổi loạn của người dân quê đã lan tới Georgia.

1907 – Hạ viện Anh bác bỏ dụ luật phổ thông đầu phiếu của phụ nữ.

1909 – Đức Giáo Hoàng Piô X bỏ lệnh cấm các cuộc hôn nhân dị giáo tại Hungary.

1910 – Vua Tây Ban Nha cho phép phụ nữ được học đại học.

1911 – Tại Châu Âu, Ngày quốc tế phụ nữ được cử hành lần đầu tiên.

 – Bộ trưởng Ngoại giao Anh Edward Gray tuyên bố Anh sẽ không hỗ trợ Pháp trong một cuộc xung đột về quân sự.

1917 – “Cuộc cách mạng tháng hai” của Nga bắt đầu bằng việc nổi loạn và các cuộc đình công tại St. Petersburg. Cuộc cách mạng này được gọi là “Cuộc cách mạng tháng hai” do việc Nga sử dụng lịch cũ và đưa đến sự thoái vị của Vua Nga Tsar Nicolas ll.

1921 - Tổng Thống Tây Ban Nha, Eduardo Dato Iradier, bị ám sát. Trước ông, Tây Ban Nha củng đã có hai vị Tổng Thống bị ám sát là Tổng Thống Canovas, năm 1898 và Tổng Thống Canalejas, năm 1912.

 – Quân đội Pháp chiếm đóng thành phố thủ đô Dusseldorf của Đức.

1941 – Tình trạng thiết quân lực được công bố tại Hà Lan nhằm tiêu diệt những phản đối chống Đức quốc xã.

1942 – Trong thế chiến thứ II, quân đội Nhật Bản chiếm đóng thủ đô Rangoon, Miến Điện.

1943 – Quân đội Nhật Bản tấn công binh lính Mỹ tại Hill 700 Bougainville. Trận chiến kéo dài 5 ngày.

1946 – Hải đội Pháp đến Hải Phòng, Việt Nam, Vietnam.

1948 – Tối cao pháp việc Hoa Kỳ phán quyết việc dạy dỗ mang tính tôn giáo nơi các trường công là không hợp pháp.

1954 – Pháp và Việt Nam mở các cuộc thương thuyết tại Paris về một hiệp ước để thành lập chính phủ Đông Dương.

1954 - Ngày 8-3-1954: Nguyên soái Voroshilov tuyên bố Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử.

1965 – Hoa Kỳ đưa khoảng 3.500 lính Thủy Quân Lục chiến vào miền Nam Việt Nam. Họ là những toán quân chiến đấu đầu tiên đổ bộ lên Việt Nam.

1966 – Úc tuyên bố sẽ gia tăng gấp 3 số binh sĩ tại Việt Nam.

1971 - Võ sĩ quyền Anh Joe Frazier thắng điểm võ sĩ Mohammed Ali trong trận đấu 15 hiệp, tranh giải vô địch hạng nặng thế giới, được tổ chức tại New York.

1973 – Hai quả bom nổ gần Công trường Trafalgar tại Anh Quốc. 234 người bị thương.

1974 – Khánh thành phi trường Charles de Gaille của Pháp. 

1982 - Nữ Hoàng Anh, Elizabeth ll, ký tên bản tuyên cáo, chấm dứt quyền lập pháp của Anh quốc tại Canada, chiếu theo “Luật 1982” được Quốc hội Anh thông qua.

 – Hoa Kỳ cáo buộc Sô Viết giết 3.000 người Afghanistan bằng hơi độc.

1989 – Tại Lhasa, Tây tạng, tình trạng thiết quân luật được tuyên bố sau 3 ngày phản đối việc cai trị của Trung Quốc.

1992 - Cựu Thủ Tướng Do Thái, Menahem Begin, qua đời vì bịnh tim.

1999 – Tối cao pháp viện Hoa Kỳ chứng thực việc kết án Timothy McVeigh về việc ném bom một tòa nhà của liên bang tại thành phố Oklahoma năm 1995.

 – Tòa bạch ốc dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Bill Clinton, chỉ đạo việc sa thải nhà khoa hạt nhân là ông Lý Văn Hòa (Wen Ho Lee) tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Việc sa thải này là kết quả của những vi phạm về an ninh.

2001 – Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu cho việc cắt giảm thuế toàn diện gần 1 tỷ tỷ Mỹ Kim trong thập niên tới.

2004 – Ông Abou Abbas, người lãnh đạo “Mặt Trận Giải Phóng Palestine”, chết trong nhà giam của Mỹ. Ông bị quân đội Mỹ bắt tại Iraq hồi tháng 4, năm 2003.

2005 – Tại miền Bắc Chechnya, Lãnh đạo phe nổi loạn người Chechen là Aslan Maskhadov bị quân đội Nga giết trong một cuộc bố ráp.

Việt Nam


Diễn hành kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Sài Gòn giữa thế kỷ 20

- Ngày 8-3 nǎm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được nhân dân ủng hộ. Song vì lực lượng yếu hơn giặc nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Ở Hà Nội có đền thờ Hai Bà thuộc quận Hai Bà Trưng.

-  Đầu nǎm 1920, trên bến cảng Sài Gòn có một số tàu biển của Pháp đang thả neo. Do giá sinh hoạt trên đất liền cao nên các thuỷ thủ cử đại biểu đòi giám đốc Sở Thuỷ thủ phụ cấp đắt đỏ. Yêu sách không được chấp nhận nên ngày 8-3-1920 tất cả 226 thuỷ thủ tuyên bố bãi công. Trong suốt thời gian bãi công (20 ngày) các thuỷ thủ nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn. Những người bãi công đưa ra khẩu hiệu "Sự giải phóng người lao động do người lao động muôn nǎm!". Bọn chủng đã phải nhượng bộ. Sự kiện này có tiếng vang lớn, tác động đối với phong trào công nhân và nhân dân lao động ở Sài Gòn và trong cả nước.

- Theo hiệp định sơ bộ ký ngày 6-3-1946, quân Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng, ngày 8-3-1946.

Switch mode views: