Syria : Chế độ Assad « hồi sinh » sau 8 năm nội chiến
- Thứ Năm, 21 tháng Ba năm 2019 03:28
- Tác Giả: Tú Anh
Phụ nữ xếp hàng mua bánh Ngày Lễ Tình Nhân tại thành Damas cổ, Syria, ngày 14/02/2019.
REUTERS/Omar Sanadiki
Ngày 15/03/2011 đã diễn ra những cuộc biểu tình đầu tiên chống chế độ Bachar al Assad tại Syria.
Tám năm tiếp theo sau, cuộc nổi dậy của « phong trào mùa xuân Ả Rập » biến thành chiến tranh với nhiều tác nhân tham dự và hơn 370.000 người chết.
Nếu một phần lãnh thổ Syria vẫn còn nằm ngoài vòng kiểm sóat của Damas, chế độ Bachar al Assad dần dần không còn bị các nước Ả Rập tẩy chay.
Bắt đầu với những cuộc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình tranh đấu bất bạo động đòi dân chủ, xung khắc tại Syria theo thời gian biến thành một cuộc chiến phức tạp, với sự tham gia của nhiều thế lực : từ các nhóm thánh chiến đến các cường quốc quốc tế lẫn khu vực, chia cắt đất nước thành từng mảnh.
Theo tổ chức nhân quyền Syria OSDH, hơn 125.000 quân Syria, dân quân Hồi giáo ủng hộ chế độ, tình nguyện quân Iran và Hezbollah Liban đã tử thương.
Phía bên kia, lực lượng võ trang nổi dậy và lực lượng Dân Chủ Kurdistan do phương Tây yểm trợ bị thiệt hại 67.000 người.
Ngoài ra, các phe thánh chiến, hậu thân của Ai Qaida hay của Daech chết gần 66.000.
Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho biết thêm trong số 17 triệu dân Syria, 13 triệu trở thành nạn nhân chiến tranh và trong số này 5 triệu người phải lưu vong. Các tổ chức phi chính phủ tiếp tục tố cáo chế độ Damas chà đạp nhân quyền, sử dụng vũ khí hóa học, tra tấn và bắt người tùy tiện.
2013 : tuyệt vọng
Trước áp lực quân sự trên chiến trường, các biện pháp cô lập ngoại giao, có lúc số phận của chế độ Bachar al Assad như mành treo chuông.
Năm 2013, quân đội Syria chỉ kiểm soát có 20% lãnh thổ. Nhưng thời kỳ « đen tối » dường như đã qua.
Với sự trợ giúp quân sự và ngoại giao của Nga và từ chính quyền Iran theo hệ phái Shia, chuyện khó tin đã thành sự thật.
Tuy một phần ba lãnh thổ vẫn còn nằm trong tay thánh chiến và lực lượng Dân chủ Kurdistan, nhưng trong nước cũng như ở bên ngoài, chế độ Damas có thể tự hào là đã vãn hồi tình thế, cho dù chiến tranh chưa chấm dứt.
Theo chuyên gia Myriam Youssef từ Damas (Chương trình nghiên cứu chiến tranh của Đại Học Kinh Tế Luân Đôn) chính quyền đã tuyên bố « 2018 là năm chấm dứt chiến tranh ».
2018 : hồi sinh
Về đối ngoại, vòng vây cô lập Syria do phương Tây và các đồng minh Trung Đông thiết lập cũng từ từ bị rạn nứt.
Cuối năm 2018, tổng thống Sudan, Omar el Bechir là lãnh đạo Ả Rập đầu tiên công du Syria.
Tiếp theo đó, hai vương quốc Ả Rập khác là Bahrein và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thông báo mở lại sứ quán tại Damas.
Rồi giám đốc an ninh quốc gia Syria sang Ai Cập dự hội nghị chống khủng bố.
Và mới đây, chủ tịch Quốc Hội Syria tham dự hội thảo liên nghị viện tại Jordani.
Các quốc gia Ả Rập ủng hộ đối lập Syria nhìn nhận thất bại : Bachar al Assad bám trụ được là nhờ trợ lực của Nga và Iran.
Từ nay, nhân danh tình đoàn kết Ả Rập chống khủng bố Daech và cũng để ngăn chận tham vọng bá quyền của Iran, nhu cầu muốn nối lại quan hệ với Damas được thấy rõ trong khu vực.
Cơ hội để minh chứng xu hướng này là thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập vào cuối tháng Ba này tại Tunisia.
Nước chủ nhà cùng với Irak và Liban đã kêu gọi đón tiếp Syria trở lại tổ chức 8 năm sau khi nước này bị trục xuất.
Tin mới
- “Một vành đai, Một con đường” : Tập Cận Bình cố trấn an quốc tế - 26/04/2019 21:42
- Thử vũ khí mới : Bắc Triều Tiên nắn gân Hoa Kỳ - 18/04/2019 22:13
- Cộng Hòa Séc - cánh cửa vào châu Âu cho Trung Quốc - 16/04/2019 20:24
- Bầu cử Ấn Độ : An ninh, lá chủ bài giúp thủ tướng Modi tái đắc cử - 12/04/2019 02:21
- Lật được Bouteflika, Algeri đứng trước thách thức chuyển tiếp - 04/04/2019 01:38
- Brexit : Nước Anh sẽ khó tránh bầu cử trước thời hạn - 02/04/2019 20:26
- Bắt tay Xi, Macron đã thấy mối nguy Tàu chưa? - 02/04/2019 01:29
- CHÚC MỪNG TỔNG THỐNG TRUMP & CÔNG TỐ VIÊN ĐẶC BIỆT ROBERT MUELLER - 27/03/2019 22:57
- Biến Cố Boeing 737 Max 8 - 23/03/2019 01:25
- Pháp thúc đẩy chiến lược dùng sức LHCA để đối phó với Trung Quốc - 23/03/2019 00:30
Các tin khác
- Coi Chừng Không Còn Đường Nào Để Chạy - 11/03/2019 22:54
- Tổng Thống Trump Tại CPAC: Tương Lai Thuộc Về Ai? - 11/03/2019 19:08
- Thượng đỉnh Trump-Kim không thỏa thuận là tin xấu cho Trung Quốc - 02/03/2019 05:44
- Giữa "tâm bão" ở quê nhà, vì sao TT Trump bất ngờ nhận được lời ngợi khen hiếm hoi của phe Dân chủ? - 02/03/2019 05:00
- Mô hình kinh tế Việt Nam chưa hẳn có hấp lực với Bắc Triều Tiên - 28/02/2019 17:29
- Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Donald Trump tìm một dấu ấn trên trường quốc tế - 27/02/2019 19:04
- Hi hữu: Trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ & Bắc Hàn kỳ 2 tại VN - 25/02/2019 01:50
- Mỹ cần bức tường hay Donald Trump cần bàn đạp ? - 21/02/2019 14:45
- HỆ LỤY TỪ BỨC TƯỜNG BIÊN GIỚI HOA KỲ - MỄ TÂY CƠ - 19/02/2019 01:11
- Venezuela : Nga-Trung-Cuba có thể cứu được Nicolas Maduro ? - 14/02/2019 22:31