Chiến lược xoay trục của Mỹ tiếp diễn, dù không ồn ào
- Thứ Năm, 04 tháng Tư năm 2013 20:04
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tổng thống Obama tiếp thủ tướng Singapore tại Nhà Trắng. Ngày 02/04/2013
Reuters
Với tình hình nóng bỏng trên bán đảo Triều Tiên, không ai có thể chối cãi là Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến châu Á, và chiến lược « xoay trục » từng được Tổng thống Obama loan báo không phải là lời nói suông.
Mỹ đã được huy động đến nơi hầu như tất cả những phương tiện quân sự hiện đại để dự phòng sự cố.
Các động thái trên đây chỉ là bề nổi của một chiến lược vẫn được Washington thúc đẩy đều đặn, dù không mang tính chất phô trương.
Ngoài hồ sơ Triều Tiên, giới lãnh đạo Hoa Kỳ vừa qua đã có dịp thể hiện thêm quyết tâm tái cân bằng lực lượng Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
Nhân dịp đón tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, ông Obama đã không ngần ngại ngỏ lời cám ơn một đối tác quân sự tích cực, đã « tạo điều kiện thuận lợi giúp Mỹ duy trì sự hiện diện thực sự tại vùng Thái Bình Dương ».
Không chỉ là duy trì, Singapore còn giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á với quyết định cho 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải của Mỹ sử dụng căn cứ của Singapore.
Đây là một vế rất quan trọng trong chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương, đã bắt đầu với việc triển khai hàng ngàn lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin, miền Bắc Úc.
Thành tố chiến lược đó đang được cụ thể hóa, với chiếc tàu cận chiến duyên hải đầu tiên của Mỹ - chiếc USS Freedom – sẽ đến Singpapore từ nay đến cuối tháng.
Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia phân tích, đặc biệt là các chuyên gia Trung Quốc, đã lập đi lập lại rằng với ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể, Hoa Kỳ khó có thể thực hiện được chiến lược xoay trục từng loan báo.
Nhân dịp tiếp ông Lý Hiển Long tại Washington, ông Obama đã bắn đi tín hiệu là ông vẫn giữ vững hướng đi.
Ngay sau khí đắc cử nhiệm kỳ hai, thậm chí ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, Tổng thống Mỹ đã cho thấy rõ ưu tiên chiến lược và ngoại giao của ông khi thực hiện chuyến công du qua ba nước Đông Nam Á Miến Điện, Thái Lan và Cam Bốt.
Tại Đônh Nam Á, ông cũng đă tham gia tất cả các cuộc họp cấp cao trong khuôn khổ các Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN tại Phnom Penh.
Theo chiều ngược lại, Thủ tướng Singapore là lãnh đạo châu Á thứ ba được ông Obama tiếp kiến tại Nhà Trắng, sau Quốc vương Brunei và Thủ tướng Nhật Bản từ đầu năm tới nay.
Thủ tướng Lý Hiển Long chắc chắn không phải là người cuối cùng, vì ngay trong tháng Năm sắp tới, tân Tổng thống Hàn Quốc sẽ công du nước Mỹ.
Ngoài các bề nổi như kể trên, chính sách xoay trục qua châu Á cũng được tiến hành một cách kín đáo.
Trên tờ Jakarta Post số đề ngày 03/04/2013 ông Chappy Hakim, nguyên Tham mưu trưởng Không quân Indonesia đã ghi nhận là trong thời gian gần đây, quân đội Indonesia đã đặc biệt được Hoa Kỳ ưu ái, được tài trợ để mua một số lượng lớn chiến đấu cơ F-16.
Đối với sĩ quan này, đó là một điều khó thể tưởng tượng được, vì trước đây không quân Indonesia luôn luôn gặp khó khăn trong quan hệ với Mỹ, thậm chí mua phụ tùng thay thế cho chiến đấu cơ còn không được.
Một số nguồn tin còn cho biết sắp tới đây, Indonesia cũng sẽ được cung cấp phi cơ vận tải C-130H Hercules từ Úc.
Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng nhất trí trên thương vụ bán trực thăng tấn công AH-64 Apache cho quân đội Indonesia.
Tất cả các động thái đó, theo tác giả bài viết trên tờ Jakarta Post, phải được gắn liền với chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
Tóm lại, dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, chiến lược được gọi chính thức là tái cân bằng lực lượng Mỹ qua châu Á vẫn được tiếp tục, dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Trong một bài diễn văn quan trọng về chiến lược đọc ngày 03/04/2013 tại Đại học Quốc phòng National Defense University ở Washington, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel một lần nữa đã nhấn mạnh đến sự thích hợp của chính sách này.
Related news items:
Tin mới
- Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc - 22/07/2013 16:42
- Dư luận thế giới : Trung Quốc vươn lên nhưng uy tín vẫn kém xa Hoa Kỳ - 19/07/2013 18:41
- Tự do báo chí kiểu Việt Nam - 18/07/2013 03:06
- Lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ai Cập : Tiếp tục cuộc chơi dân chủ - 16/07/2013 17:49
- Tổng thống Miến Điện công du Mỹ tìm kiếm ủng hộ cho cải cách - 17/05/2013 20:25
- Việt Nam A và Việt Nam B - 11/05/2013 00:36
- Biển Đông : Hải quân Trung Quốc tràn xuống phía nam - 02/05/2013 16:10
- Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng? - 30/04/2013 04:39
- ‘Bất mãn chưa từng thấy’? - 24/04/2013 22:12
- Ai là "Việt Kiều"? - 22/04/2013 16:20
Các tin khác
- Báo Nhân Dân: Một tín hiệu cho “đối thoại nhân quyền”? - 01/04/2013 23:47
- Phải chăng chúng ta đang phí sức, mất thời gian vì “Đàn gảy tai trâu”? - 30/03/2013 17:49
- Bốn không hay không Bốn? - 23/03/2013 05:31
- Cộng sản, hiến pháp và dân tộc Việt Nam - 22/03/2013 23:21
- Hiến pháp: Con dao hai lưỡi - 13/03/2013 17:02
- Đã Đến Lúc - 09/03/2013 03:59
- “Ngủ Chung Giường” - 27/02/2013 01:37
- Việc ĐGH Bênêđictô XVI từ nhiệm là một sứ điệp của Năm Đức Tin - 14/02/2013 22:48
- Ba Dũng Dằn Mặt Đảng - 28/01/2013 16:51
- Hillary Clinton, đàn bà dễ có mấy tay ! - 25/01/2013 17:36