Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổng thống Mỹ « nóng lòng » tiếp Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng

obama aung san

Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Aung San Suu Kyi trong một cuộc họp báo tại Rangon, 14/11/2014.
REUTERS/Kevin Lamarque

Tại Vientian, tổng thống Mỹ tuyên bố « nóng lòng » tiếp ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Washington « vào tuần tới ».

 Bản tin AFP ngày 07/09 cho biết tổng thống Barack Obama và biểu tượng của dân chủ Miến Điện đã gặp lại nhau bên lề Thượng đỉnh ASEAN, lần đầu tiên từ khi đối lập chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội tháng 11/2015.

Tiến trình chuyển đổi chính trị tại Miến Điện được ông Obama xem là thành công ngoại giao lớn nhất tại châu Á. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa bỏ hết cấm vận.

Từ Rangun, thông tin viên Rémy Favre giải thích :

"Từ một chế độ độc tài quân sự trước đây, Miến Điện ngày nay đang trên đường chuyển đổi dân chủ. Cách đây hai năm, tổng thống Mỹ Barack Obama từng cho rằng sở dĩ chuyển biến dân chủ tại Miến Điện đã có được, đó một phần là nhờ vào việc Hoa Kỳ « đã có sáng kiến ngoại giao ».

Chính phủ Mỹ đã tái lập quan hệ với Miến Điện. Bản thân tổng thống Mỹ đã hai lần đến thủ đô Miến Điện.
 Các ngoại trưởng của ông Obama cũng đến quốc gia Đông Nam Á này để thúc đẩy những thay đổi và cải cách dân chủ, mà thực ra đều do giới tướng lĩnh Miến Điện quyết định.

Trong thực tế, Hoa Kỳ đã hỗ trợ quá trình chuyển đổi dân chủ ở Miến Điện. Washington đã chi ra nửa tỷ đô la viện trợ phát triển cho nước này kể từ năm 2012.
Miến Điện đã trở thành quốc gia đứng hàng thứ ba trong số các nước Đông Nam Á nhận viện trợ Mỹ, sau Indonesia và Philippines.

Tuy nhiên, ảnh hưởng chính trị của Mỹ vẫn còn hạn chế.
Vào năm 2012, cựu tổng thống Miến Điện Thein Sein đã hứa với ông Barack Obama là sẽ thực hiện 11 cải tổ trong các lãnh vực nhân quyền, tôn trọng các tôn giáo thiểu số và không phổ biến hạt nhân.
Hầu hết những lời hứa này đã không được giữ".

Lào : Tổng thống Mỹ thăm nạn nhân chiến tranh

Tổng thống Mỹ nhân cơ hội lần đầu tiên đến Lào để thăm một số nạn nhân chiến tranh. Một ngày sau khi thông báo viện trợ thêm 90 triệu đôla khắc phục hậu quả bom mìn, tổng thống Mỹ đi thăm cơ sở của một Trung tâm chỉnh hình do Mỹ tài trợ giúp người tàn phế.
Tại đây ông đã gặp một nạn nhân bị mảnh bom làm cụt tay lúc mới 8 tuổi.

Tổng thống Barark Obama khẳng định nước Mỹ có "trách nhiệm đạo lý" trong việc rà phá bom mìn tại Lào, tuy nhiên tránh đưa ra lời xin lỗi chính thức về một cuộc chiến mà người Mỹ không biết tới.

Barack Obama khẳng định 40 năm sau chiến tranh vẫn còn "ám ảnh" người Lào, và theo ông, « đối với dân Lào, cuộc chiến tranh (bí mật) này không phải là bí mật và cũng không phải chỉ diễn ra trên chiến trường mà thôi ».

Từ năm 1964 đến 1973, CIA bí mật tiến hành chiến tranh tại Lào, thuê máy bay oanh kích đường mòn "Hồ Chí Minh", để ngăn chận Hà Nội đưa quân vào miền nam Việt Nam.

 Khoảng 2 triệu tấn bom đã được thả trong thời gian này, trong đó khoảng một phần ba không nổ, khiến khoảng 20.000 người chết và bị thương.
Trong 20 năm gần đây, Hoa Kỳ đóng góp tổng cộng khoảng 100 triệu đô la giúp cho việc rà phá bom mìn tại Lào.

Switch mode views: