• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-06 22:42:28') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-06 22:42:28') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 183 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-06-2016

 EURO 2016 : Cầu thủ Pháp Benzema là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc ?

Karim Benzema

Tiền đạo Karim Benzema không được chọn vào đội tuyển Pháp tham dự Euro 2016
REUTERS/Juan Medina

Chỉ còn 8 ngày nữa là Cúp Bóng Đá Châu Âu EURO 2016 khai mạc tại Pháp.

 Như để tranh thủ sự chú ý hiện nay vào sự kiện này, tiền đạo Pháp Karim Benzema, người gốc Bắc Phi, đã khuấy động dư luận về việc anh không được chọn vào đội tuyển quốc gia, tố cáo nhà tuyển chọn Didier Deschamps là đã nhượng bộ các thành phần « kỳ thị chủng tộc » tại Pháp.

Báo giới Pháp hôm nay 02/06/2016, đã nhất loạt bình luận về cáo buộc của Benzema, đa phần là phê phán cầu thủ Pháp đã nói sai sự thật.

Libération đã dành một hồ sơ 5 trang cho sự kiện này, nhưng nhấn mạnh đến lời bênh vực Benzema của Eric Cantona, một cựu tiền đạo Pháp nổi tiếng ngỗ nghịch. Tựa lớn trang nhất của Libération nêu bật : « Deschamps-Benzema : Cantona giải bày ».

Le Monde cũng đưa sự kiện chẳng có gì là thể thao kể trên lên trang nhất, đăng ảnh Benzema bên hàng tựa « Cuộc tranh cãi Benzema ».
Tuy nhiên sự kiện này chỉ ở vị trí thứ hai, vì tít đầu của Le Monde được dành cho một vấn đề chính trị Pháp : « Bầu cử tổng thống : Le Pen (đảng cực hữu Mặt Trận Quốc gia Front National) vững chắc vào vòng 2 ».

Tương tự như Le Monde, báo Le Figaro cũng dành cho vụ Benzama một chỗ đứng thứ hai trên trang nhất với tựa đề « Phản ứng ầm ĩ sau những cáo buộc "kỳ thị chủng tộc" do Benzema tung ra ».

Tựa chính của Le Figaro được dành cho cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Anh Quốc về việc nước này nên ở lại hay rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Le Figaro chạy tít : « Brexit : Người Anh dưới áp lực quốc tế ».

Riêng báo Công Giáo La Croix có vẻ như không chú ý đến cuộc tranh luận huyên náo quanh vụ Benzama, mà chú ý hơn đến tổ chức từ thiện Emmaüs do tu sĩ Pierre lập ra cách nay hơn 60 năm, và hiện đang trên đường hiện đại hóa.
Tựa lớn trang nhất La Croix nêu bật : « Emmaüs trên đường chinh phục mạng Internet ».

EURO 2016 : Benzema và « lối chơi nguy hiểm »

Về lời cáo buộc của Karim Benzema nhắm vào nhà tuyển chọn quốc gia Didier Deschamps, theo đó người cầm quân của đội tuyển bóng đá Pháp đã nhượng bộ một nước Pháp « phân biệt chủng tộc » khi loại anh ra khỏi đạo quân Xanh - Les Bleus, biệt danh của đội tuyển Pháp – tham chiến tại Cúp Bóng Đá Châu Âu lần này, hầu hết các báo đều nói đến một hành vi « ngu dốt » và « xuẩn ngốc ».

Nhật báo Le Parisien/Aujourd’hui đã mượn hình ảnh bóng đá để nói đến « Một lối chơi nguy hiểm », tựa lớn trang nhất.
Ở trang trong, tờ báo đã dẫn lời bộ trưởng Thanh Niên và Thể Thao Pháp Patrick Kanner, cho rằng « không hề có chủ nghĩa kỳ thị apartheid » trong đội tuyển Pháp.

Cùng một quan điểm với Le Parisien, Le Figaro cũng phê phán lời cáo buộc của Benzema, và nhấn mạnh rằng, sở dĩ tiền đạo Pháp, người ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia, vừa đoạt Cúp C1 châu Âu trong đội hình của câu lạc bộ Tây Ban Nha Real Madrid, đã bị loại ra khỏi đội tuyển, đó là vì anh dính líu vào vụ mưu toan bắt bí để làm tiền đồng đội Valbuena, và bị khởi tố với hai tội danh « tòng phạm trong một âm mưu bắt bí và gian nhân tòng đảng ».

Nhà bình luận Yves Thréard của Le Figaro đã không ngần ngại cho rằng : « Nếu Karim Benzema biết lịch sử của bóng đá Pháp, anh ta sẽ thấy rằng nơi anh được sinh ra – tức là nước Pháp - là quốc gia bao dung nhất trên thế giới (...) Nếu là một nạn nhân, thì Benzema chỉ là nạn nhân của sự ngu dốt của mình mà thôi ».

Kỳ thị trong bóng đá : Đội tuyển thì không, nhưng giới điều hành thì có ?

Ít gay gắt nhất đối với Benzema có lẽ là nhật báo Le Monde và Libération.
Le Monde đã trình bày vụ việc một cách khách quan chỉ nêu lên quan điểm của mỗi bên.

Tờ báo đã đặc biệt trích lại nhận định của Eric Cantona, cựu tiền đạo ngỗ nghịch của đội tuyển quốc gia Pháp, người đầu tiên đã thổi bùng cuộc tranh cãi khi cho rằng việc hai cầu thủ Pháp Benzema và Ben Arfa lại không được chọn vào đội tuyển rất đáng ngờ.

Trả lời báo Anh The Guardian vào hôm qua, Cantona đã ghi nhận ba « điều chắc chắn » :
 Một là Benzema và Ben Arfa là hai cầu thủ Pháp xuất sắc nhất hiện nay.
Hai là hai người đó không được chọn vào đội tuyển thi đấu tại Cúp EURO 2016 ;
 ba là cả hai đều là người gốc Bắc Phi.

Trả lời phỏng vấn của báo Libération vào hôm nay, Eric Cantona vẫn duy trì quan điểm của mình, nhắc lại rằng : « Việc không tuyển chọn Benzema là một điều không công bằng, khiến tôi phải thắc mắc ».

Đối với Libération, lời cáo buộc của Cantona, và của Benzema, có thể là không đúng đối với đội tuyển Pháp và nhà tuyển chọn Didier Deschamps, nhưng nó buộc mọi người phải suy nghĩ khi nhìn rộng ra hơn :

Về khẩu hiệu từng được nêu bật từ thời đội tuyển Pháp đoạt chức Vô Địch Bóng Đá Thế Giới năm 1998 về tính đa dạng của nước Pháp gồm ba thành tố Black, da den – Blanc, da trắng – Beur, gốc Bắc Phi,

Libération ghi nhận : « Huyền thoại về World Cup 98 đã trở thành một ký ức xa vời khi ta thấy là các cơ chế quản lý bóng đá hay giới huấn luyện viên của các câu lạc bộ Hạng Nhất Ligue 1 đều đóng cửa với sự đa dạng. Tình trạng thiếu cởi mở đó tạo điều kiện cho sự nghi ngờ, làm cho mọi diễn giải đều có thể phát sinh ».

Anh: Vẫn chưa biết phe « trong » hay «ngoài » LH Châu Âu thắng thế

Như nói ở trên, Le Figaro đã dành tựa lớn trang nhất cho tình hình nước Anh, cũng vài tuần trước cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định số phận của Luân Đôn trong Liên Hiệp Châu Âu.

Khi ghi nhận là người Anh đang phải chịu sức ép của quốc tế, Le Figaro đã giải thích : « Từ ông Obama (tổng thống Mỹ), bà Merkel (thủ tướng Đức), cho đến bà Lagarde (giám đốc FMI/IMF), các lời kêu gọi duy trì nước Anh trong Liên Hiệp Châu Âu ngày càng nhiều kèm theo là những lời đe dọa về thảm họa trong trường hợp ngực lại.
Thế nhưng trong các cuộc thăm dò, phe « in » tức là ở trong, và phe « out » tức là ra ngoài vẫn ngang ngửa với nhau.

Theo Le Figaro, trong bối cảnh cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức ngày 23 tháng 6 tới đây, câu hỏi đặt ra là ảnh hưởng những tuyên bố dồn dập như trên sẽ ra sao khi ta biết rằng người Anh rất nhạy cảm khi vấn đề chủ quyền của họ được đặt ra.

Đối với Le Figaro, phe ủng hộ châu Âu, vốn đe dọa là nước Anh có nguy cơ trở lại thời kỳ đồ đá nêu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, dường như đã thắng trận chiến kinh tế.

Thông điệp tiềm ẩn của họ là « nên ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu » có dấu hiệu được tiếp nhận tốt vì trong kể từ, thời gian gần đây, các cuộc thăm dò cho thấy là phe « trong » đang dẫn đầu.

Tuy vậy, phe đòi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn lá bài nhập cư và các nỗi lo sợ liên quan đến vấn đề này. Các số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ xu hướng ra khỏi châu Âu tăng lại.

Kết luận về tình trạng này, Le Figaro hóm hỉnh nhận định : « Đây gần như là cuộc đọ sức giữa ví tiền và bản sắc ».

Pháp : Marine Le Pen như diều gặp gió ?

Về tình hình chính trị Pháp, vào năm tới 2017 mới diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Thế nhưng, các cuộc thăm dò gần đây hầu như lúc nào cũng có kết quả giống nhau : Đó là phe cực hữu sẽ có mặt trong vòng 2 cuộc bầu cử.
Nhật báo Le Monde đã dành tít lớn trang nhất để nói về khả năng này khi cho rằng lãnh đạo đảng Cực Hữu Pháp Front National, bà Marine Le Pen sẽ « an tọa » ở vòng hai.

Le Monde báo động : « Trong đợt thăm dò dư luận thứ tư do viện Ipsos-Sopra-Steria thực hiện theo yêu cầu của trung tâm nghiên cứu Cevipof và nhật báo Le Monde, thì bà Le Pen được 28% số phiếu.

Nếu gặp Sarkozy và Hollande trong vòng đầu, bà Le Pen sẽ về nhất trong để vào vòng trong. Còn nếu là ông Juppé đại diện cho đảng Những Người Cộng Hòa LR, thì bà Le Pen sẽ chiếm vị trí thứ hai, và cũng sẽ vào vòng trong ».

Riêng về đương kim tổng thống Pháp François Hollande, báo Le Monde ghi nhận là uy tín của ông đã bị suy giảm tàn tệ.
Với 14% số phiếu (trong cuộc thăm dò), ông chẳng hơn được ứng viên cánh tả Jean-Luc Mélenchon hay cánh trung François Bayrou là bao nhiêu.

Về phái hữu, cựu thủ tướng Alain Juppé vẫn là ứng viên được ưa chuộng nhất, hơn xa cựu tổng thống Sarkozy.
Kết quả thăm dò về vòng bầu cử sơ bộ bên cánh hữu cho thấy ông Juppé được 41% số phiếu, hơn ông Sarkozy đến 14 điểm !

Switch mode views: