Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hạn chế xuất khẩu đất hiếm: Trung Quốc vi phạm quy định WTO


terre rare
Một mỏ đất hiếm tại Giang Tây.
REUTERS/STRINGER


Hôm nay 26/03/2014, cơ quan đại diện thương mại Mỹ cho biết, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận định là Trung Quốc vi phạm các quy định trao đổi mậu dịch thế giới khi hạn chế xuất khẩu đất hiếm, tungstène và molybdène.

Cách nay hai năm, để trả đũa Tokyo trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo, Bắc Kinh đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản và ra toàn thế giới nói chung.

Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản đã kiện Trung Quốc trước WTO và khẳng định rằng các hạn chế xuất khẩu này đã giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao có được những lợi thế không hợp pháp.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn sản xuất tới 90% tổng khối lượng đất hiếm tiêu thụ trên thế giới.
Các loại đất hiếm này được sử dụng trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, viễn thông và quốc phòng v.v.

Trong thông cáo, đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman giải thích :
 « Thắng lợi này cho thấy chúng ta sẵn sàng hành động mỗi khi cần thiết để bảo vệ việc làm có trình độ cao của tầng lớp trung lưu Mỹ mà lĩnh vực thương mại mang lại » và « quyết định của Trung Quốc đẩy ngành công nghiệp của họ lên hàng đầu, bất chấp các công ty Mỹ làm cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đôi khi phải trả giá cao gấp ba lần so với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc để có được các loại đất hiếm hoàn toàn như nhau ».

Ông nhấn mạnh : « Các quy định của WTO cấm kiểu hạn chế xuất khẩu mang tính phân biệt đối xử ».

Về phần mình, Trung Quốc giải thích là việc khai thác quá mức các loại mỏ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và Bắc Kinh không muốn phải hứng chịu những chi phí tốn kém về môi sinh do khai thác và sản xuẩt đất hiếm để đáp ứng nhu cầu cho gần như toàn bộ thế giới.

 Năm ngoái, Trung Quốc hạn chế sản xuất đất hiếm ở mức 93.800 tấn.

Trong ngày hôm nay, WTO đăng quyết định này. Các bên liên quan có quyền kháng nghị trong vòng 60 ngày.


Switch mode views: